Cơ chế DPPA cần quy định rõ các chính sách về quy hoạch

PHƯƠNG THANH 21/07/2024 05:00

Cơ chế DPPA đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế nhưng để triển khai được thì vẫn còn một số điểm cần được cụ thể và quy định rõ ràng.

>> MẶT TRỜI MÁI NHÀ TRONG KCN: Cần cơ chế thiết thực cho doanh nghiệp

Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Chia sẻ với DĐDN đại diện một doanh nghiệp kinh doanh phát điện năng lượng tái tạo cho biết, cộng đồng doanh nghiệp đề cao tính đột phá và cầu tiến của Nghị định số 80/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế DPPA trong lộ trình thực hiện Quy hoạch điện VIII và bối cảnh giảm phát thải ròng của Việt Nam nhằm hướng tới cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này đã tạo động lực không nhỏ cho bên bán và bên mua điện theo cơ chế DPPA mà còn là một cơ sở pháp lý quan trọng với thị trường để từng bước thực hiện hóa lộ trình chuyển dịch năng lượng giúp nền kinh tế tăng trưởng xanh và bền vững.

Bên cạnh đó, thực thi Cơ chế DPPA sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể đối với doanh nghiệp là đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Cơ chế DPPA sẽ giúp nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo phát triển ổn định, duy trì và tăng trưởng doanh thu dài hạn, giảm rủi ro tài chính và tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn. Điều này nhờ vào việc bán điện với giá thỏa thuận theo Hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng thể hiện sự thống nhất, uy tín cao trong việc cung cấp nguồn điện xanh tới nhà máy.

Ngược lại đối với doanh nghiệp là khách hàng sử dụng điện lớn có công suất tiêu thụ từ 200.000 kWh/tháng: Cơ chế DPPA đem lại lợi ích kép cho doanh nghiệp sử dụng do họ có cơ hội được tiếp cận và sử dụng các nguồn năng lượng xanh, sạch; góp phần giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng, đáp ứng được các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững do đã thực hiện được kế hoạch chuyển dịch năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng xanh trong sản xuất.

Mặt khác thông qua cơ chế này, DPPA giúp doanh nghiệp sử dụng điện dược đảm bảo chủ động phần nào nguồn điện với giá thành hợp lý, giảm phụ thuộc vào nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra còn đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định trong dài hạn, các doanh nghiệp lớn có thể trực tiếp đàm phán và cố định được giá mua điện, giúp họ hạn chế rủi ro về chi phí sử dụng năng lượng trong tương lai.

Điều kiện pháp lý

Nhưng với điều kiện pháp lý khách hàng sử dụng điện lớn, bên cạnh những quy định chung về khách hàng lớn được quy định tại Điều 3 Chương I của Nghị định, khách hàng sử dụng điện lớn tham gia cơ chế DPPA theo đường dây riêng theo quy định tại Điều 8 Chương II và văn bản số 5029 BCT-ĐTĐL của Bộ Công Thương về triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP của Chính phủ cần đảm bảo các yếu tố liên quan tới kỹ thuật cũng như cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng về điểm đấu nối, đường dây và đặc biệt là lưới điện đối với các doanh nghiệp có trạm điện.

cần hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ cho cơ chế DPPA nói riêng và và khung pháp lý tổng thể liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung

Cần hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ cho cơ chế DPPA nói riêng và và khung pháp lý tổng thể liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung.

Bên cạnh đó, các khách hàng sử dụng điện lớn theo đường dây riêng cần đào tạo đội ngũ nhân lực về quy trình quản lý và vận hành lưới điện nhằm đảm bảo an toàn điện.

Đồng thời cả khách hàng và đơn vị phát điện cũng cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin và cẩn trọng trong quá trình trao đổi, ký kết hợp đồng đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.

>>Cơ chế DPPA cần mở rộng phạm vi khách hàng

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp kinh doanh điện lớn, từ những quy định được đưa ra cho bên bán và bên mua điện theo Cơ chế DPPA vẫn còn một số điều khoản còn vướng mắc, chưa được quy định rõ ràng.

Mới đây chia sẻ với DĐDN đại diện doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà cho biết, phạm vi Nghị định số 80/2024/ND-CP đã bao hàm loại hình điện mặt trời mái nhà đối với cơ chế DPPA qua đường dây kết nối riêng thể hiện sự cởi mở về khả năng phát triển điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai được thì vẫn còn một số điểm trong Nghị định số 80 mà doanh nghiệp mong muốn Bộ Công Thương làm rõ.

Cụ thể tại Điều 5 Chương I có yêu cầu “Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn phải tuân thủ quy định của pháp luật về: Quy hoạch, đầu tư…”, ở đây được hiểu là Quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (Quyết định 262), chỉ có hai loại hình phát triển điện mặt trời gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, không có hoạt động mua bán. Vì vậy cần làm rõ Đơn vị phát điện mặt trời mái nhà theo mô hình DPPA qua đường dây riêng cần áp dụng theo Quy hoạch như thế nào?

Do đó theo các doanh nghiệp để thuận lợi và có động lực hơn trong việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, đồng thời thực thi hiệu quả Cơ chế DPPA chúng ta cần có các giải pháp nào về chính sách, hạ tầng điện và quy hoạch điện. Trước những vấn đề trên các doanh nghiệp là khách hàng tiêu thụ điện lớn kiến nghị.

Một là về chính sách, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ cho cơ chế DPPA nói riêng và và khung pháp lý tổng thể liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung; Cần có những hướng dẫn và giải thích cụ thể về những vướng mắc trong từng chính sách và giữa các chính sách với nhau, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo.

Hai là về hạ tầng điện: Cần đẩy nhanh việc phát triển lưới điện thông minh, hiện đại hóa hệ thống truyền tải và phân phối điện để đáp ứng nhu cầu tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo.

Ba là về quy hoạch điện, cần rà soát, cập nhật quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia để tích hợp tối ưu các nguồn năng lượng tái tạo và phân bổ hợp lý việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo từng vùng miền. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại hình đều được tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên để phát triển, nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng, phát triển xanh của khối sản xuất, giữ vững vị thế môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp theo cơ chế DPPA

    Điện mặt trời mái nhà được mua bán trực tiếp theo cơ chế DPPA

    17:42, 04/07/2024

  • Cơ chế DPPA cần mở rộng phạm vi khách hàng

    Cơ chế DPPA cần mở rộng phạm vi khách hàng

    11:00, 24/05/2024

  • Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) trường hợp nào sẽ bền vững hơn?

    Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) trường hợp nào sẽ bền vững hơn?

    05:00, 03/08/2023

  • Điện mặt trời mái nhà cần được thương mại hóa

    Điện mặt trời mái nhà cần được thương mại hóa

    03:30, 04/06/2024

  • Trung Quốc thúc đẩy đầu tư điện mặt trời ở châu Phi

    Trung Quốc thúc đẩy đầu tư điện mặt trời ở châu Phi

    03:00, 10/07/2024

PHƯƠNG THANH