Hợp tác đa chiều trong nghiên cứu công nghệ
Hợp tác công - tư rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để tận dụng tối đa nguồn lực xã hội, kết nối nghiên cứu khoa học nông nghiệp với thị trường.
>>Phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng trưởng bền vững
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinhseed):
Qua đó, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Viện Nghiên cứu của Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinhseed) được thành lập một cách bài bản và hiện vẫn là cơ quan dẫn đầu trong các công nghệ chỉ thị phân tử và chỉnh sửa gen. Đến nay, tôi cũng là tác giả của 20 giống cây trồng và đã hợp tác, liên kết không chỉ với các viện, trường trong nước và hợp tác với các viện, trường ở Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng, hợp tác đa chiều là cần thiết để phát triển bền vững và hiệu quả.
Để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị lúa gạo, xin đưa ra 3 đề xuất.
Cụ thể: Thứ nhất, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần cơ chế rõ ràng trong chuyển nhượng sản phẩm khoa học từ Nhà nước đến doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ hai, cơ chế tài chính hiện nay còn rất nhiều bất cập, gây khó khăn, tạo “rào cản” cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Do đó, Chính phủ cũng như các bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cần có những cải cách và điều chỉnh cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Thứ ba, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và tăng cường khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
Có thể bạn quan tâm