Xuất khẩu cà phê đang đem lại nguồn thu lớn cho các tỉnh Tây Nguyên
Xuất khẩu cà phê đang đem lại nguồn thu lớn cho các tỉnh Tây Nguyên, khi khu vực sản xuất lớn nhất của cả nước đi vào thực hành canh tác bền vững, nâng cao giá trị.
>>Xây dựng thương hiệu - Nâng cao giá trị cà phê Việt
Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Lâm Đồng đạt khoảng 38.7 ngàn tấn, mang lại giá trị hơn 122 triệu USD, tăng 22,7% về giá trị giảm 17,5% về lượng. Một số thị trường trọng điểm của cà phê tỉnh Lâm Đồng như là Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hà Lan.
Tại địa phương này hiện có gần 176.000 ha cà phê với sản lượng bình quân đạt 600.000 tấn/năm. Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Lâm Đồng định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững nói chung, sản xuất cà phê nói riêng. Nguồn nước tưới dành cho cà phê, quá trình chăm sóc không dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa học để canh tác bền vững và sản xuất có trách nhiệm với thiên nhiên. Làm được những điều này là ngành cà phê đã thực hiện rất tốt vấn đề sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng mà còn tăng cao giá trị”.
Địa phương có diện tích sản xuất cà phê lớn nhất cả nước là tỉnh Đắk Lắk, do đó Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 đặt mục tiêu trong năm 2024, xuất khẩu 125.000 tấn cà phê. Điểm tựa cho mục tiêu này là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 đã liên kết với gần 50.000 hộ dân để thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững.
Tính 6 tháng đầu năm tổng xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk đạt 920 triệu USD. Trong đó, cà phê là mặt hàng hàng chủ lực với sản lượng xuất khẩu đạt 202 ngàn tấn với giá trị hơn 600 triệu USD.
Được đánh giá là địa phương có diện tích cà phê lớn, Gia Lai cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu ước đạt 525 triệu USD, đạt 70% kế hoạch, tăng 16,98% so với cùng kỳ, trong đó chủ lực là mặt hàng cà phê tăng 19,89% về giá trị.
>>Lần đầu tiên quảng bá tổng thể ngành hàng cà phê Việt Nam ra thế giới
Đến nay, theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 148.000 tấn với trị giá 452 triệu USD. Sản lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH MTV Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH MTV Sơn Huyền Phát Gia Lai.
Đối với ngành hàng cà phê, Bộ Công thương đánh giá ba doanh nghiệp có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước là Intimex, Vĩnh Hiệp và Công ty Xuất nhập khẩu 2-9, chiếm 1/3 sản lượng cà phê cả nước.
Theo ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu 2-9 tỉnh Daklak đánh giá: “doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất cà phê bền vững là phát triển những trang trại, vườn cảnh quan nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm dần về phát khí thải. Điều này sẽ mang lại giá trị tăng thêm cho cà phê xuất khẩu, khi chúng ta chưa thực hiện nhiều hoạt động chế biến sâu đối với ngành hàng này”.
Số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt gần 900.000 tấn, trị giá 3,04 tỷ USD, giảm hơn 8% về lượng nhưng tăng 38% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao kỷ lục so với cùng kỳ các năm từ trước tới nay.
Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch VICOFA, cho rằng xuất khẩu cà phê thô vẫn còn ở tỉ lệ cao. Các sản phẩm cà phê chế biến dù tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
Bên cạnh vấn đề nguồn cung đại diện VICOFA cũng cho rằng, ngành cà phê đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất khác. Việc duy trì chất lượng và sản lượng ổn định là yếu tố then chốt để giữ vững vị thế trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Cà phê Đạo đến từ Việt Nam được CNN đưa tin toàn cầu
17:02, 11/07/2024
Lần đầu tiên quảng bá tổng thể ngành hàng cà phê Việt Nam ra thế giới
14:35, 06/06/2024
Phúc Sinh ra mắt Cà phê Đặc sản "Honey & Natural Specialty Coffee"
07:53, 15/05/2024
Xây dựng thương hiệu - Nâng cao giá trị cà phê Việt
03:30, 03/04/2024
Xuất khẩu cà phê sang EU: Cần giải pháp căn cơ
02:30, 01/04/2024