Chế độ kinh tế và xã hội tốt đẹp trong tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS NGUYỄN VĂN ĐÁNG - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 25/07/2024 08:02

Được sống trong một xã hội tốt đẹp là khát vọng chung của nhân loại. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của nhân loại cũng cho thấy hiện thực hóa được khát vọng phổ quát đó là một tiến trình rất gian nan. 

>>Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp

 Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ công bố, giới thiệu sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được xuất bản bằng 7 ngoại ngữ.

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ công bố, giới thiệu sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được xuất bản bằng 7 ngoại ngữ.

Thách thức đầu tiên với con người ở mọi quốc gia là phải xác định được: thế nào là một xã hội tốt đẹp? Từ giữa thế kỷ 19, khi viết "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", K.Marx đã nêu quan điểm đúng đắn: xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi chúng ta cải thiện được phúc lợi cho mọi thành viên xã hội.

Xã hội tốt đẹp

Cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tinh thần nhân văn, vì con người trong quan điểm phát triển của K. Marx vẫn được tiếp nối trong các chủ trương, chính sách ở nước ta.

Trên cơ sở tổng kết sự phát triển nhận thức lý luận của Đảng, bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phác họa và luận giải những đặc trưng căn bản của mô hình xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang hướng đến.

Theo Tổng Bí thư, xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng đặc trưng bởi tính chất “xã hội chủ nghĩa”, tức là đặc biệt coi trọng phầm giá và hạnh phúc của con người. Mức độ phát triển vì con người được coi là tiêu chí cao nhất để đo lường và đánh giá trình độ phát triển của đất nước.

Để có thể thiết lập được mô hình xã hội tốt đẹp đó trên thực tế, Tổng Bí thư khẳng định trước hết chúng ta cần kiên định với hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới, đó là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh; do nhân dân làm chủ”.

Cụ thể hơn, trên phương diện cá nhân, mỗi người trong xã hội tốt đẹp xã hội chủ nghĩa đều sẽ có “cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Trên phương diện cộng đồng, các giai cấp và tầng lớp xã hội hợp tác chứ không phải cạnh tranh khốc liệt, mạnh được, yếu thua, “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau” để cùng phát triển.

Xã hội tốt đẹp xã hội chủ nghĩa là một cộng đồng được thiết lập và vận hành “dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm”.

Để bảo đảm định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư quán triệt nguyên tắc nhất quán của Đảng trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước: “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”.

Chế độ kinh tế

Một xã hội tốt đẹp thì trước hết đó phải là xã hội thịnh vượng, tức là xã hội giàu có về của cải vật chất. Cũng có nghĩa, một trong những nhóm tiêu chí đầu tiên để xác định mức độ tốt đẹp của xã hội là năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ của nền kinh tế. Nhờ đó, những nhu cầu căn bản của con người được đáp ứng, không còn tình trạng người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thất học, thiếu nhà ở hay không thể tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Trong bài viết của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mô tả những đặc điểm căn bản nhất của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường nhưng không phải thị trường tự do như các nước tư bản, mà là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, với những đặc trưng then chốt như tồn tại nhiều chế độ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, và tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh…

Theo Tổng Bí thư, tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở việc đề cao công bằng xã hội, “khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn”. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam coi trọng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, và thực hiện “chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”.

Theo luận giải của Tổng Bí thư, hai thành phần kinh tế đảm nhiệm vai trò then chốt với sự thịnh vượng của Việt Nam là “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng”. Điều này cũng có nghĩa, không phải khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà các doanh nghiệp và doanh nhân trong nước mới là lực lượng chính yếu trong tiến trình đưa đất nước tiến đến thịnh vượng.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đề cập cụ thể đến vị thế và vai trò của đội ngũ doanh nhân. Tuy nhiên, trong thời gian đảm nhiệm chức Tổng Bí thư, ông đã ghi dấu ấn khi lãnh đạo việc soạn thảo và thông qua hai Nghị quyết về doanh nghiệp, doanh nhân, đó là Nghị quyết số 09-NQ/TW (năm 2011), và Nghị quyết số 41-NQ/TW (năm 2023).

Cả hai Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, coi trọng vị thế và vai trò của lực lượng doanh nhân nước ta, “một trong những lực lượng nòng cốt” để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Đáng chú ý, Nghị quyết số 41-NQ/TW đã cho thấy những quan điểm rất tiến bộ như: ủng hộ tự do sản xuất, kinh doanh, “không hình sự hóa quan hệ kinh tế… bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng”.

Có thể bạn quan tâm

  • Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển văn hóa Việt Nam

    06:00, 24/07/2024

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp

    05:30, 24/07/2024

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tư duy mở và tầm nhìn chiến lược

    19:34, 23/07/2024

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Dấu ấn “ngoại giao cây tre”

    13:04, 23/07/2024

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

    11:00, 23/07/2024

  • Doanh nhân Hải Dương xúc động chia sẻ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    21:51, 22/07/2024

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới

    21:50, 22/07/2024

TS NGUYỄN VĂN ĐÁNG - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh