Thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh: Cần những cơ chế hỗ trợ đột phá

ĐÌNH ĐẠI 30/07/2024 05:00

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn “Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024” được tổ chức vào ngày 30/07 tại Trung tâm Hội nghị The Adora Dynasty, Quận 1, TP.HCM.

>>30/7: Diễn đàn "Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024"

Để thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh hiệu quả, cần phải có những cơ chế hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước để nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất ưu đãi.

 Có cơ chế hỗ trợ hiệu quả sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào đổi mới công nghệ để làm nông nghiệp xanh.

Có cơ chế hỗ trợ hiệu quả sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào đổi mới công nghệ để làm nông nghiệp xanh.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nông nghiệp xanh là mô hình phát triển tối đa nguồn nông nghiệp sạch, từ đó cho ra một mô hình nông nghiệp phát triển một cách bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường xanh sạch. Mô hình này đem lại cho người nông dân những năng suất, hiệu quả vượt trội và đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân một cách tốt hơn.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, tăng trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng đã dần trở thành xu hướng phát triển chủ đạo. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành. Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường.

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn “Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024” sẽ được tổ chức vào ngày 30/07/2024 tại Trung tâm Hội nghị The Adora Dynasty, Quận 1, TP.HCM. 

Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung của Chiến lược hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Tháng 9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững...

Ngày 23/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030. Đề án đặt ra mục tiêu: Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn như Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

>>Ba đột phá cho phát triển nông nghiệp xanh

Hai thách thức lớn

Theo ThS. Nguyễn Văn Ngà - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Mebi Farm, những năm gần đây, mô hình nông nghiệp xanh được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm xúc tiến nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, sử dụng tài nguyên với hiệu quả hơn, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng, vật nuôi, đồng thời ít gây ô nhiễm.

ThS. Nguyễn Văn Ngà cho rằng, lợi ích lâu dài đã được các nhà chuyên môn nghiên cứu và chỉ rõ. Tuy nhiên, để triển khai vào thực tiễn, vẫn còn khá nhiều thách thức, nhưng thách thức lớn nhất là công nghệ và vốn đầu tư.

Thứ nhất, muốn sử dụng ít tài nguyên mà vẫn đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt, thì cần đầu tư vào công tác giống, quy trình công nghệ canh tác và công nghệ sơ chế, chế biến sau thu hoạch. Về khía cạnh này, để kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng và triển khai được vào thực tiễn, thì hoạt động nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nhà nông, đi cùng nhà nông.

Theo một số báo cáo khoa học, hao hụt nông sản sau thu hoạch ở nước ta ước chừng khoảng 30% – 35% sản lượng. Nếu có công nghệ thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch hiệu quả thì điều này sẽ mặc nhiên gia tăng sản lượng trên một suất đầu tư, mà không phải tăng chi phí sử dụng nguồn tài nguyên như đất canh tác, phân bón, nước tưới, năng lượng…

Thứ hai, để phát triển nông nghiệp xanh và bền vững thì phải đầu tư ứng dụng công nghệ canh tác, nuôi trồng theo quy trình nông nghiệp tuần hoàn, giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Có thể bạn quan tâm

  • 30/7: Diễn đàn "Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024"

    04:55, 25/07/2024

  • Tích hợp công nghệ, phát triển nông nghiệp xanh

    02:00, 17/04/2024

  • Ba đột phá cho phát triển nông nghiệp xanh

    20:00, 30/12/2023

  • Nam Định: Ứng dụng khoa học công nghệ cao để phát triển nông nghiệp xanh

    05:07, 11/09/2023

ĐÌNH ĐẠI