Cần trợ lực để thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

YẾN NHUNG 29/07/2024 00:30

Để thúc đẩy, tạo đà bứt phá cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, theo chuyên gia, cần thêm trợ lực từ phía Nhà nước như những ưu đãi về tài chính, thuế, phí trong lĩnh vực văn hóa.

Gần 8 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công nghiệp văn hóa, sáng tạo tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Theo số liệu của Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2018 - 2022, công nghiệp văn hóa thu hút trung bình khoảng 2,9 triệu - 3,8 triệu lao động, chiếm 7,1% trong tổng dân số có việc làm của cả nước. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa năm 2022 là trên 70.300 cơ sở, chiếm 3,1% tổng số doanh nghiệp của cả nước.

Được đánh giá là có tiềm năng trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên, các doanh nghiệp văn hóa - yếu tố cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa - hiện đang gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế chính sách ưu đãi chuyên biệt.

ác doanh nghiệp văn hóa - yếu tố cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa - hiện đang gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế chính sách ưu đãi chuyên biệt.

Các doanh nghiệp văn hóa - yếu tố cấu thành quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ chế chính sách ưu đãi chuyên biệt - Ảnh minh họa: ITN

Đơn cử như hiện nay, Hà Nội có hơn 100 không gian sáng tạo và hầu hết các không gian sáng tạo này nếu muốn thành lập đều phải đăng ký hoạt động kinh doanh. Đó có thể là một phòng tranh, một thư viện, quán cà phê hoặc một mô hình hộ kinh doanh cá thể, một doanh nghiệp xã hội..., và chủ của các không gian sáng tạo này đều không được hưởng lợi từ chính sách thuế, không được ưu đãi hay hỗ trợ về chính sách.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết, Việt Nam chưa có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách ưu tiên đầu tư cho sáng tạo khiến nguồn lực sáng tạo bị trói buộc, kìm hãm sự cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa.

Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế chưa rõ ràng; vẫn tồn tại thói quen trông chờ ngân sách nhà nước cho các hoạt động văn hóa, quan niệm ngành Văn hóa là "ngành tiêu tiền"...

Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân còn thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ; quá trình hoàn thiện thể chế chưa tạo được điều kiện ưu tiên và khuyến khích hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa phát triển; tình trạng thiếu hài hòa giữa khu vực công lập và tư nhân trong việc tiếp cận nguồn hỗ trợ từ Nhà nước; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển...

“Do đó, từ nay đến năm 2030, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, hành lang pháp lý để tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, phát huy tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị di sản văn hóa, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương đề nghị.

Để thúc đẩy, tạo đà bứt phá cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, theo chuyên gia, cần thêm trợ lực từ phía Nhà nước như những ưu đãi về tài chính, thuế, phí trong lĩnh vực văn hóa.

Để thúc đẩy, tạo đà bứt phá cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, theo chuyên gia, cần thêm trợ lực từ phía Nhà nước - Ảnh minh họa: ITN

>> Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Nam, Giám đốc doanh nghiệp sáng tạo Tired City cho rằng, những ưu đãi về tài chính, thuế, phí trong lĩnh vực văn hóa hiện còn chưa có khung pháp lý đặc thù. Để thúc đẩy, tạo đà bứt phá cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, cần có sự tiếp sức, hỗ trợ từ phía Nhà nước.

“Nhà nước cần sớm ban hành chính sách ưu đãi về thuế, tạo điều kiện để họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nhà nước cũng cần chú trọng hơn trong việc đào tạo nguồn lực sáng tạo nhằm xây dựng nền tảng để cộng đồng tiếp cận với nghệ thuật sáng tạo dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Việt Nam nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, nghệ sĩ Nguyễn Quốc Hoàng Anh, nhà sáng lập, Giám đốc nghệ thuật của nền tảng văn hóa và nghệ thuật Lên Ngàn khẳng định, yếu tố con người là mối quan tâm hàng đầu, vì thế Nhà nước cần tạo cơ chế tốt hơn trong tiền kiểm, hậu kiểm để các nghệ sĩ được tự do sáng tạo.

Với tư cách là chủ một doanh nghiệp, ông Hoàng Anh đề nghị, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà sáng tạo, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa như chính sách đất đai, chính sách vay vốn, chính sách thuế, chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách hỗ trợ về giá... để doanh nghiệp văn hóa có đủ khả năng tồn tại và phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần đồng bộ về hạ tầng

    Phát triển công nghiệp văn hóa: Cần đồng bộ về hạ tầng

    03:00, 24/07/2024

  • Ninh Thuận: Nhiều sản phẩm hấp dẫn tại “Tuần lễ Văn hóa Du lịch Hè Ninh Hải- Ninh Thuận 2024”

    Ninh Thuận: Nhiều sản phẩm hấp dẫn tại “Tuần lễ Văn hóa Du lịch Hè Ninh Hải- Ninh Thuận 2024”

    21:02, 16/07/2024

  • Quảng bá văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng

    Quảng bá văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng

    22:40, 14/07/2024

  • Vì sao văn hoá doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn trong thời đại AI?

    Vì sao văn hoá doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn trong thời đại AI?

    02:30, 14/07/2024

  • Phát triển công nghiệp văn hóa: Phải xóa ranh giới khu vực Nhà nước và tư nhân

    Phát triển công nghiệp văn hóa: Phải xóa ranh giới khu vực Nhà nước và tư nhân

    04:00, 11/07/2024

YẾN NHUNG