Phát triển nông nghiệp xanh: Hướng tới net zero vào năm 2050
Áp dụng công nghệ để phát triển nông nghiệp xanh, tăng hiệu quả và có giải pháp cụ thể để hướng tới net zero vào năm 2050.
>>TP.HCM: Hỗ trợ tài chính nhằm phát triển nông nghiệp xanh
Đó là ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp tại Diễn đàn thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024.
Được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM tổ chức Diễn đàn Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024.
Tham dự Diễn đàn có ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; Ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh; Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM; Ông Huỳnh Tất Đạt - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp; Ông Nguyễn Hà Lộc – Phó Giám đốc Sở NNNT tỉnh Lâm Đồng; Ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế; Ông Trần Chí Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam (VLA); Ông Phạm Đình Dũng - Trưởng Ban, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM; Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân TP. HCM; Ông Trương Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó GĐ Trung tâm Xúc đầu tư TM và DL Bình Phước; Ông Ngô Xuân Chinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp; GS. TS. Dương Nguyên Khang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Phạm Thanh Duy - Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong; Ông Huỳnh Thái Nguyên, PGĐ Công ty Nông nghiệp hữu cơ OAU…
Về phía ban tổ chức có sự tham dự của Nhà báo Phạm Hùng – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
Diễn đàn còn có sự tham gia của đại diện các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp địa phương, một số doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư.
Phát biểu tại Diễn đàn, GS.TS Dương Nguyên Khang cho biết, phát triển nông nghiệp tuần hoàn để giảm thải metal, hướng tới net zero metal vào năm 2050. Hiện nay, Chính phủ đã có quy định về phát triển cây lúa là 47%, trong đó, những giải pháp đưa ra là áp dụng công nghệ để tăng hiệu quả.
Một vấn đề nữa là hiện nay chăn nuôi chưa có chính sách, chưa có thực thi. Trong khi, phát thải nhiều nhất là thú nhai lại có tới 17%, do đó, giải pháp đưa ra là công nghệ số để đưa lên icloud. Hi vọng giải pháp này được đồng hành với cùng chính sách ưu đãi.
Tuy nhiên, nếu công tác quản lý không tốt sẽ dẫn tới phát thải, đặc biệt là phát thải tự nhiên. Do đó, nếu không có giải pháp cụ thể để thu gom thì sẽ không hiệu quả. Vì vậy cần có giải pháp để thu gom như thế nào để đảm bảo hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để đưa vi sinh vào các hoạt động khoa học công nghệ, như: trùn quế, … để làm sao cải tiến nông nghiệp xanh và thay đổi tập tính của người dân để đi đến tuần hoàn.
Ông Nguyễn Quang Hòa - Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại tỉnh Bình Phước, cho rằng hiện Bình Phước thuộc tỉnh miền Đông Nam bộ có diện tích lớn nhất và thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp; Có sự an toàn và điều kiện tự nhiên tốt cho các cây nông nghiệp. Do đó, Bình Phước trân trọng mời các nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học đến bình phước.
Đối với Bình Phước thì sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng đầu tư tích cực. Do đó, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu các đề tài liên quan tới thực hiện dự án tại nông nghiệp.
“Hiện nay, nông nghiệp chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm xuống, 23,4% so với công nghiệp 43.7%, thương mại dịch vụ 32,8%. Hằng năm theo đánh giá, tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp chiếm khoảng 3%, công nghiệp 10%, thương mại 18,4%. Đặc biệt, nông nghiệp của Bình Phước đã được Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh về việc phát triển nong nghiệp kết hợp phát triển nông nghiệp du lịch nông trại", ông Hoà nhấn mạnh.
>>Những thách thức và giải pháp đối với nông nghiệp xanh tại Việt Nam
Liên quan tới chuỗi liên kết phát triển Logistics, ông Trần Chí Dũng - Tổng thứ ký Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho rằng hiện chúng ta có một hiệp hội tiếp vận quốc gia, và sau 30 năm hoạt động đã có sự phát triển tốt so với thế giới.
Đặc biệt vừa qua, Hiệp hội đã làm việc trực tiếp với bộ nông nghiệp ở 3 nhóm: nghiên cứu đề án logistics, nông nghiệp, nghiên cứu hạ tầng. Qua đó xây dựng đề án trình Thủ tướng từ tháng 1/2024, sau đó Thủ tướng đã có công điện gửi hiệp hội cùng các bộ ngành đưa ra giải pháp hoàn thiện hạ tầng tiếp vận nông nghiệp.Trong đó có 3 cấp độ và 2 hệ thống; tập hợp các trung tâm logistics nhỏ hỗ trợ thu gom sơ chế đóng gói để phục vụ các thành phố lớn, nâng cấp thành các supply base cho đô thị lớn, trung tâm xuất khẩu…. Vấn đề này cần phải nhắc tới đó là “Đề án trung tâm chế biến sản xuất tiêu thụ Cần Thơ”. Tuy nhiên, Cần thơ vẫn chưa hoàn thiện và chưa được duyệt. Mô hình này rất tự tin là mô hình tốt, lồng ghép vào các quy hoạch vùng, địa phương, thúc đẩy liên kết chế biến nông sản. Song, cơ chế có nhưng cụ thể hóa vào một mô hình quản lý thì đang vấp phải khó khăn.
Nguyễn Thanh Hiền - Phó Trưởng ban, Ban quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, để phát triển nông nghiệp xnah cần tập trung vào các mô hình có chất lượng năng suất cao. Tập trung ứng dụng công nghệ giống có chất lượng năng suất cao. Bên cạnh đó, cần quan tâm đào tạo nghề hằng năm trên 1000 người ứng dụng công nghệ cao áp dụng cho sản xuất.
“Hỗ trợ bạn trẻ lập doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó, chú trọng mảng vi sinh, xử lý môi trường nước, rơm rạ nhằm hạn chế ô nhiễm, xử lý môi trường nước vì khách sinh. Sản xuất giống nấm, kết hợp loại hình phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất khác. Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp có giống, chế phẩm vi sinh, xử lý sau thu hoạch”, ông Hiền lưu ý.
Ông Huỳnh Thái Nguyên - Phó giám đốc Công ty nông nghiệp hữu cơ OAU, cho rằng một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của nông nghiệp xanh, là vật tư nông nghiệp. Vật tư nông hiệp: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Phân bón sinh học có nhiều dòng, phát huy hiệu quả Thuốc bảo vệ, để đánh giá ảnh hưởng htif phải xem xét cẩn thận. Năm 2020 nhập khẩu thuốc trừ sâu vượt nhập khẩu xăng dầu 308 triệu, gấp 1,2 xăng dầu 6 tháng đầu năm.
Lượng khổng lồ đó thì sẽ đi về đâu, ngấm vào nước, thấm vào đất, bốc hơi, rất trăn trở. Khảo sát farm Lâm Đồng, cho thấy nông dân chăm sóc thuốc có dấu hiệu phơi nhiễm độc. Trong khi, doanh nghiệp hình thành từ viện hàn lâm khoa học Việt Nam và công trình khoa học nghiên cứu về thuốc bảo vệ sinh học hoàn toàn từ thảo mộc. Công nghệ chiết xuất từ ớt, hay cây vằng đắng để trừ nấm và cây trồng. Do đó cần cấp có thẩm quyền quyết định chế phẩm để đủ điều kiện sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Những thách thức và giải pháp đối với nông nghiệp xanh tại Việt Nam
11:15, 30/07/2024
TP.HCM: Hỗ trợ tài chính nhằm phát triển nông nghiệp xanh
10:26, 30/07/2024
Phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu
08:14, 30/07/2024
Thu hút đầu tư vào nông nghiệp xanh: Cần những cơ chế hỗ trợ đột phá
05:00, 30/07/2024
30/7: Diễn đàn "Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024"
04:55, 25/07/2024