Giải ngân vốn FDI 7 tháng tăng 8,4%

NGUYỄN VIỆT 31/07/2024 04:30

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 7 tháng năm 2024 đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

>>Hóa giải thách thức thu hút FDI

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2024, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam báo hiệu xu hướng tích cực, đó là sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả.

Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam báo hiệu xu hướng tích cực, đó là sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 7 tháng năm 2024 ước đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn thực hiện cao nhất, đạt 9,98 tỷ USD, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 7 tháng; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 9,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 481,1 triệu USD, chiếm 3,8%...

Bình luận về vấn đề này, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng thị trường thế giới đang diễn biến khá phức tạp đã “đẩy” dòng vốn FDI toàn cầu chuyển dịch theo nhiều chiều. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh chính sách thu hút FDI nhằm thích ứng với sự biến động của thế giới.

Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam báo hiệu xu hướng tích cực, đó là sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này cũng đang đặt ra một số thách thức cho Việt Nam, đó là cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt.

Đơn cử, năm 2023 mặc dù thu hút FDI của Ấn Độ giảm mạnh nhưng họ vẫn đặt ra kế hoạch thu hút 100 tỷ USD trong các năm tới. Để đạt được con số đó, Ấn Độ đang đẩy mạnh cải cách để thu hút FDI, trong đó có miễn, giảm cho các dự án đầu tư mới có vốn trên 100 triệu USD và dành quỹ đất sạch tại hàng trăm khu công nghiệp để thu hút các tập đoàn đa quốc gia.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới chi phí lao động tại Ấn Độ đang thấp hơn Việt Nam và chưa bằng 1/2 của Trung Quốc. Tương tự, Indonesia cũng đang thu hút FDI vào ngành khai khoáng mỏ và chế tạo, luyện kim rất mạnh mẽ.

“Trong khi, Việt Nam đang đặt tham vọng trở thành "cứ điểm" cho Apple. Nếu không nhanh chân hơn về nhân lực, quỹ đất sạch, chính sách thuế toàn cầu… thì Việt Nam sẽ tự đánh mất cơ hội. Hiện các nhà cung ứng lớn cho Apple, Boeing đều có mặt tại Ấn Độ”, GS-TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh.

>>Hải Dương: Đem chuông đi đánh xứ người để “hút” đầu tư FDI

>>Doanh nghiệp FDI quan tâm nhiều hơn đến thị trường bán lẻ Việt Nam

sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI hiện đang rất mạnh mẽ.

Sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI đang rất mạnh mẽ.

Vẫn theo GS-TSKH Nguyễn Mại, có một thách thức là Việt Nam chuyển hướng ưu tiên thu hút FDI các ngành công nghệ tương lai, đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch… nhưng chưa có chính sách, cơ chế tương xứng.

Một số chính sách ưu đãi đầu tư đã được ban hành, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, cung ứng điện chưa bảo đảm chất lượng, thiếu nguyên vật liệu cục bộ tại một số ngành, địa phương. 

Do đó, để thích ứng với tái cấu trúc chuỗi cung ứng Việt Nam cần cải thiện nhiều yếu tố để nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài,  quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng và kết nối chuỗi cung ứng, bao gồm hạ tầng cảng biển, đường bộ, đường sắt và dịch vụ logistics, kinh tế số, doanh nghiệp số.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để nâng tầm chuỗi giá trị, tham gia hiệu quả hơn và sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu…

TS. Bùi Duy Tùng, Đại học RMIT Việt Nam đánh giá sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI hiện đang rất mạnh mẽ. Những yếu tố hấp dẫn bao gồm ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế cao, dân số trẻ và ngày càng đô thị hóa, chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), nguồn cung cấp điện ổn định với giá cả phải chăng.

Để duy trì sức hấp dẫn và cạnh tranh, TS. Bùi Duy Tùng kiến nghị Việt Nam cần cải cách chính sách thuế, thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

“Đặc biệt, cần điều chỉnh các luật thuế để phù hợp với thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo rằng Việt Nam có thể giữ lại phần thuế bổ sung thay vì để bị chuyển về quốc gia khác”, TS. Bùi Duy Tùng bày tỏ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản công nghiệp, dịch vụ hưởng lợi nhờ FDI

    10:02, 29/07/2024

  • Triển vọng sáng của dòng vốn đầu tư FDI

    12:22, 28/07/2024

  • Hóa giải thách thức thu hút FDI

    03:30, 28/07/2024

  • Hải Dương: Đem chuông đi đánh xứ người để “hút” đầu tư FDI

    01:51, 28/07/2024

NGUYỄN VIỆT