Du lịch

Làm mới du lịch nội địa

Nguyễn Minh Châu 10/08/2024 00:05

Việc đa dạng hóa phương tiện vận chuyển, không phụ thuộc hoàn toàn vào máy bay là giải pháp hữu hiệu và bền vững để thúc đẩy du lịch nội địa phát triển.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết, thời gian vừa qua, du lịch không chỉ phục hồi về chất lượng và số lượng mà bức tranh tổng thể của ngành du lịch đã cho thấy sự thay đổi về cấu trúc thị trường, thể hiện sự thích ứng của ngành du lịch trong thời kỳ mới.

Trong đó, về phương tiện vận tải du lịch, trong bối cảnh giá vé máy bay vẫn ở mức cao như hiện nay, cơ cấu chi tiêu cho du lịch của du khách đã có sự thay đổi, mở ra cơ hội cho các phương tiện vận tải du lịch khác mà một trong số đó là vẩn tại đường sắt.

trong bối cảnh giá vé máy bay vẫn ở mức cao như hiện nay, cơ cấu chi tiêu cho du lịch của du khách đã có sự thay đổi, mở ra cơ hội cho các phương tiện vận tải du lịch khác mà một trong số đó là vẩn tại đường sắt.
Trong bối cảnh giá vé máy bay vẫn ở mức cao như hiện nay, cơ cấu chi tiêu cho du lịch của du khách đã có sự thay đổi, mở ra cơ hội cho các phương tiện vận tải du lịch khác mà một trong số đó là vẩn tại đường sắt.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khẳng định, đường sắt có đóng góp quan trọng với du lịch. Không chỉ là vận chuyển du khách từ điểm này sang điểm khác mà chính trên hành trình di chuyển đó, đường sắt cũng có thể tạo ra những trải nghiệm mới cho du khách.

"Mỗi năm chúng ta có trên 40 triệu giờ hành khách di chuyển trên tàu, đó là nguồn tài nguyên rất lớn để khai thác cho du lịch, dịch vụ", ông Hà Văn Siêu nói.

Theo ông Hà Văn Siêu, khi kết hợp với du lịch, ngành đường sắt trước tiên cần nghiên cứu sâu hơn nữa về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là sở thích của khách hàng khi sử dụng thời gian trên tàu. Từ đó phát triển thêm dịch vụ để khai thác thời gian khách lưu lại trên tàu, giúp cho hành khách tận hưởng, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và có sự giao lưu với các điểm đến.

Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng cần ứng dụng công nghệ để giúp cho khách hàng thuận lợi khi tiếp cận thông tin trên tàu. Ngoài ra, có sự kết nối và dịch vụ thanh toán phải thuận tiện cho du khách.

Đặc biệt, ngành đường sắt cùng với ngành du lịch phải đẩy mạnh phối hợp để quảng bá các sản phẩm du lịch gắn với các tuyến đường, cũng như quảng bá toa xe, dịch vụ trên tàu để hành khách biết và trải nghiệm...

Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ khẳng định du lịch bằng tàu hỏa đang trở thành một xu hướng mới, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Du lịch bằng tàu hỏa là hành trình trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, vừa thư giãn, vừa khám phá văn hóa.

"Việt Nam có hệ thống đường sắt hình thành từ 143 năm, với tổng chiều dài 3.143 km, kết nối hầu hết các tỉnh, TP lớn trong cả nước. Chúng ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đa dạng, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi đi du lịch bằng tàu hỏa. Trong năm 2023, ngành đường sắt đã được giới thiệu trong cuốn Amazing Train Journeys của Lonely Planet - là ấn phẩm tập hợp những chuyến đi bằng đường sắt vĩ đại nhất thế giới. Trong đó tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM được bình chọn là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới", ông Nguyễn Quốc Kỳ phân tích.

Nguyễn Minh Châu