Kinh tế thế giới

"Rào cản" người lao động nước ngoài tại Nhật Bản

CẨM ANH 06/08/2024 03:00

Các chính sách chỉ dành cho lưu trú ngắn hạn có thể gây tổn hại cho Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh thu hút lao động toàn cầu.

untitled.jpg
Nhật Bản rất cần nguồn lao động nước ngoài do dân số già và suy giảm

Theo New York Times, Nhật Bản rất cần nguồn lao động nước ngoài để lấp đầy những công việc còn trống do dân số già và suy giảm.

Số lượng lao động nước ngoài tại quốc gia này đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2007. Nhiều người trong số những lao động này đến Nhật Bản để tìm kiếm mức lương cao hơn, hoặc né tránh xung đột tại đất nước của mình.

Nhưng ngay cả khi những lao động nước ngoài đang ngày càng đông hơn ở Nhật Bản, họ vẫn bị đối xử một cách mơ hồ. Các chính trị gia vẫn do dự trong việc tạo ra các lộ trình để người lao động nước ngoài, đặc biệt là những người lao động có kỹ năng thấp, có thể ở lại vô thời hạn.

Điều này có thể khiến Nhật Bản mất lợi thế trong cuộc cạnh tranh với các nước láng giềng như Hàn Quốc, hay thậm chí là Australua và Châu Âu, trong việc thu hút lao động nước ngoài.

Sự thận trọng chính trị đối với vấn đề nhập cư tại Nhật Bản, cũng như thái độ cảnh giác của công chúng trong việc hòa nhập với những người mới đến, đã dẫn đến một hệ thống pháp lý và hỗ trợ mơ hồ khiến lao động nước ngoài khó có thể ổn định cuộc sống.

Theo Yang Liu, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu kinh tế, thương mại và công nghiệp ở Tokyo, dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy, lao động nước ngoài được trả lương trung bình thấp hơn khoảng 30% so với ở Nhật.

untitleda.jpg
Người lao động nước ngoài tại Nhật Bản gặp khó khăn trong thăng tiến sự nghiệp và các vấn đề khác.

Chuyên gia này cũng chỉ ra: "Các chính sách được thiết kế để mọi người làm việc tại Nhật Bản trong thời gian ngắn. Nếu điều này vẫn tiếp diễn, khả năng người lao động nước ngoài sẽ ngừng đến Nhật Bản là rất cao".

Năm 2018, Nhật Bảnđã thông qua một đạo luật cho phép tăng mạnh số lượng lao động nước ngoài có trình độ thấp được phép vào nước này. Đầu năm nay, chính phủ đã cam kết tăng gấp đôi số lượng lao động trong 5 năm tới.

Thậm chí, chương trình thực tập kỹ thuật cũng đã được sửa đổi, vốn được các nhà tuyển dụng sử dụng trước đây như một nguồn lao động giá rẻ gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, các chính trị gia Nhật Bản vẫn chưa mở cửa biên giới của đất nước. Nhật Bản vẫn chưa trải qua cuộc di cư đáng kể nào như đã làm rung chuyển châu Âu hoặc Mỹ.

Tổng số cư dân sinh ra ở nước ngoài tại Nhật Bản, bao gồm cả vợ/chồng và con cái không đi làm, là 3,4 triệu người, ít hơn 3% dân số quốc gia này. Trong khi tỷ lệ này ở Đức và Mỹ lớn hơn gần gấp 5 lần ở Nhật Bản.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia chỉ ra, Nhật Bản đã thắt chặt một số quy định ngay cả khi nới lỏng một số quy định khác. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã thúc đẩy việc sửa đổi luật nhập cư của Nhật Bản, cho phép thu hồi tư cách thường trú nếu một người không nộp thuế.

Những người chỉ trích cảnh báo rằng chính sách này có thể khiến việc thu hồi tư cách thường trú dễ dàng hơn đối với những vi phạm nhỏ, chẳng hạn như không xuất trình thẻ căn cước cho cảnh sát khi được yêu cầu.

Trước khi người nước ngoài có thể đạt được quyền cư trú lâu dài, họ phải vượt qua những yêu cầu phức tạp về visa, bao gồm các bài kiểm tra về ngôn ngữ và kỹ năng. Khác với Đức, nơi chính phủ cung cấp cho cư dân nước ngoài mới tới khóa học 400 giờ học ngôn ngữ với mức hỗ trợ hơn 2 USD cho mỗi bài học, Nhật Bản không có chương trình đào tạo ngôn ngữ được tổ chức cho người lao động nước ngoài.

Akira Higuchi, Chủ tịch công ty Hotaka Kai, cho biết ông khuyến khích người lao động tự học tiếng Nhật. Những người vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật cấp độ N2 sẽ được đối xử giống như người Nhật, với mức lương và tiền thưởng như nhau.

Trao đổi với NY Times, nhiều chủ doanh nghiệp cho biết, công chúng Nhật Bản có thể phản đối nếu quá nhiều người nước ngoài có được quyền công dân.

Ông Tsutani, chủ một nhà nghỉ tại tỉnh Gunma, Nhật Bản cho biết: "Không cần phải gây khó khăn cho người nước ngoài muốn ở lại Nhật Bản. Quốc gia này luôn cần người lao động".

CẨM ANH