Động lực FDI và kỳ vọng về “vóc dáng” mới của TP Thái Bình
Năng lực thu hút FDI đang mang đến cho Thái Bình cơ hội và sức bật mạnh mẽ để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trên cơ sở đó, hình dung về tiềm năng của đô thị hiện đại TP. Thái Bình cũng ngày một rõ nét hơn, tạo động lực kích thích dòng tiền đầu tư dịch chuyển đến địa phương này.
FDI - “Cánh cửa rộng mở” cho một tương lai bứt phá của Thái Bình
Trên 3 tỷ USD tổng vốn FDI đăng ký năm 2023 giúp Thái Bình gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô”, lọt top 5 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. Nhờ phát huy tốt lợi thế sẵn có, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hạ tầng, đất đai, nguồn nhân lực, Thái Bình đã trở thành “cứ điểm” của hàng loạt “ông lớn” FDI như VSIP, ET Solar Power HongKong Limited, Pegavision Corporation...
Đặc biệt Khu kinh tế Thái Bình với diện tích 30.583ha, trong đó có 22 KCN đang được triển khai đã tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực. Chỉ 6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Bình đạt trên 232 triệu USD, gấp 5.7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định đến năm 2030, Thái Bình là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp trọng điểm của Vùng đồng bằng sông Hồng, với điểm nhấn đột phá là công nghiệp năng lượng, công nghiệp công nghệ cao,… Như vậy, FDI sẽ là chìa khóa để Thái Bình mở ra cánh cửa mới và con đường mới để phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.
Trên thực tế, sự khởi sắc của dòng vốn FDI trong thời gian qua đã mang đến nhiều kỳ vọng cho các thủ phủ công nghiệp nói chung và TP. Thái Bình nói riêng. Dòng vốn FDI theo làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sẽ hình thành những trung tâm công nghiệp mới, từ đó thu hút đông đảo chuyên gia, người lao động và cả dân cư, thúc đẩy đô thị hóa, tạo nên không gian tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội - thương mại.
Bức tranh phát triển hiện đại của thủ phủ công nghiệp Bắc Ninh ngày nay là minh chứng rõ ràng cho khả năng tạo sức bật của dòng vốn FDI. Những vùng đất hoang hóa, hiệu quả nông nghiệp thấp tại Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du… nhờ FDI đổ bộ, đã trở thành những khu công nghiệp, đô thị phát triển sầm uất với các dịch vụ thương mại sôi động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của giới chuyên gia, người lao động trong và ngoài nước. Đưa Bắc Ninh dần hiện thực hóa mục tiêu về đô thị loại I và TP trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Với nhiều tiềm năng phát triển, Thái Bình được kỳ vọng sẽ “đi sau, về trước” khi làn sóng FDI mới đang tạo ra sức bật mạnh mẽ, là tiền đề quan trọng để địa phương phát triển đồng bộ, hiện đại, tương tự như các thủ phủ công nghiệp đi trước.
Bất động sản Thái Bình hưởng lợi nhờ làn sóng FDI
Dòng tiền đầu tư bất động sản thường có xu hướng theo dấu FDI. Do đó, các tỉnh thành có sự tăng trưởng vượt bậc về FDI là cơ sở để nhận diện về một làn sóng đầu tư bất động sản sẽ sớm được kích hoạt. Ghi nhận tốc độ tăng trưởng FDI tăng gần 26 lần sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyên gia nhận định thị trường bất động sản Thái Bình sẽ sớm ghi nhận chuyển biến lớn.
Điều này càng trở nên thuyết phục hơn khi nhìn lại sức bật của thị trường bất động sản Bắc Ninh, Bắc Giang sau cuộc đổ bộ của FDI. Sự gia tăng của FDI tại 2 thủ phủ công nghiệp này trong hơn 10 năm qua cho thấy rõ sự tỷ lệ thuận với quy mô GRDP và sự thay đổi tích cực theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn của diện mạo đô thị. Giá đất tại khu vực trung tâm hai địa phương này cũng tăng lên 15-20 lần cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của địa phương khi không gian đô thị được mở rộng và “lột xác”.
Thời gian qua, nhiều “đại bàng” FDI đã lựa chọn Thái Bình làm “cứ điểm” sản xuất với các dự án quy mô lớn. Đáng kể đến là Daewoo E&C đã lựa chọn Thái Bình để lên phát triển dự án khu đô thị mới tổng vốn gần 10.000 tỷ theo mô hình dự án Starlake Tây Hồ Tây (Hà Nội).
Việc thu hút các đại bàng FDI lớn được nhận định sẽ kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh phát triển hạ tầng, đô thị đồng bộ, hoàn thiện cho tỉnh Thái Bình nói chung và TP. Thái Bình nói riêng. Theo đó, quy hoạch hơn 10 khu đô thị lớn nhỏ dần hiện hữu bao quanh giao lộ trung tâm Lê Quý Đôn & các tuyến đường vành đai tại khu vực phía Nam TP. Thái Bình đang là cơ sở để dòng vốn đầu tư bất động sản mạnh mẽ tìm đến.
Tại tâm điểm phía Nam TP. Thái Bình – nơi được quy hoạch là trung tâm mới, vệ tinh mở rộng, nhiều dự án bất động sản đang được triển khai với quy hoạch bài bản, tiện ích đa dạng và tầm nhìn dài. Trong đó, giới đầu tư đang dành nhiều sự chú ý đến dự án Glory Downtown nhờ những lợi thế hạ tầng vượt trội cùng tiềm năng sinh lời bền vững.
Nằm trên trục đường Lê Quý Đôn, Glory Downtown sở hữu vị trí “vàng” khi chỉ với 5 phút di chuyển là có thể kết nối đến khu vực trung tâm TP. Thái Bình với hệ thống các bệnh viện, trung tâm thương mại, văn hóa, giải trí sầm uất trong vòng bán kính 2km.
Bên cạnh đó, từ tâm điểm dự án có thể dễ dàng di chuyển tới hệ thống giao thương như đường vành đai phía Nam thành phố đi Cầu Nghìn, tới cầu vượt Thái Hà nối cao tốc Cầu Giẽ và đặc biệt thuận tiện kết nối tới tuyến cao tốc ven biển của vùng kinh tế trọng điểm duyên hải Bắc Bộ giúp đón đầu làn sóng chuyên gia, người lao động tại các khu công nghiệp đến sinh sống, làm việc.
Không chỉ hưởng lợi từ quy hoạch và những tiềm năng của khu vực trên đà phát triển mở rộng đô thị, 128 sản phẩm shophouse tại dự án còn sở hữu pháp lý vững chắc với nguồn gốc đất ở đô thị đấu giá, đảm bảo sổ đỏ lâu dài, đem lại cơ hội đầu tư, kinh doanh thương mại vô cùng lớn cho chủ sở hữu.
Tại thời điểm thị trường bất động sản Thái Bình đang rục rịch tăng trưởng nhờ triển vọng lớn về FDI và dồi dào tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản trong tương lai, Glory Downtown được kỳ vọng trở thành tâm điểm mới của khu vực phía Nam TP. Thái Bình, góp phần dẫn dắt làn sóng đầu tư bất động sản tại đây.