Doanh nhân

Nhận vốn xanh để "sống bền vững"

Lê Mỹ thực hiện 06/10/2024 03:54

Là doanh nghiệp lập “hat -trick” - nhận 3 nguồn vốn tài trợ xanh từ 3 quỹ đầu tư châu Âu trong năm 2024, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Phúc Sinh Group đã có những chia sẻ.

pmmt4.jpg

Chọn quỹ với tiêu chí đầu tư phát triển bền vững

-Năm 2024, Phúc Sinh có 3 nguồn vốn xanh từ các quỹ ngoại. Ông có thể chia sẻ về các nguồn vốn này hay không?

Phúc Sinh làm về chương trình phát triển bền vững (PTBV) từ lâu, vào 2010, tức là 14 năm về trước. Chúng tôi xây dựng các chương trình này cùng với khách hàng của mình để làm sao để có thể vừa PTBV ở Việt Nam, vừa phát triển kinh doanh ở các nước, thị trường, các nước thị trường khó tính, có yêu cầu an toàn về sinh thực phẩm cũng như PTBV cao. Và như vậy khi mà ESG cũng như yêu cầu PTBV trong năm gần đây, Phúc Sinh được nhiều quỹ tiếp cận.

Thực tế, trong vòng 11 năm qua, chúng tôi cũng có rất nhiều quỹ liên hệ, nhưng chỉ gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng có quỹ quan tâm đến PTBV khi họ tham gia vào công việc của chúng tôi. Do đó chúng tôi tiếp cận các quỹ từ khoảng 2 năm trước, bắt đầu trao đổi về thông tin và mở ra một cơ hội nhận vốn quỹ để PTBV tốt hơn, theo các tiêu chí PTBV mà 2 bên cùng hướng tới.

Ở quỹ đầu tư thứ 2, tương tự như vậy khi chúng tôi làm đến đây, trong mối quanhệ với nhau trong vấn đề PTBV, họ liên kết lại và tiếp tục trao vốn cho Phúc Sinh. Nguồn vốn thứ 2 khá thú vị vì không đặt tiêu chuẩn về sinh lời và hoàn vốn mà thay vào đó là yêu cầu xanh, chúng tôi không thể chia sẻ cụ thể cho đến khi chính thức công bố. Tiếp theo là quỹ thứ 3.

thad6398.jpg

- Trước khi tiếp cận được nguồn vốn đầu tiên ông đã tìm kiếm tiếp cận cơ hội vốn ở đâu hay chưa, thưa ông?

Như tôi vừa chia sẻ, có nhiều quỹ tiếp cận Phúc Sinh trong 11 năm qua, chúng tôi cũng rất hào hứng, nhưng các quỹ không biết về các công ty phát triển về B2B và chỉ làm về hàng tiêu dùng B2C, bán lẻ, SME và theo dạng rót vốn ngân hàng đầu tư. Do đó, chúng tôi được định giá rất thấp.

Mặt khác quá trình làm việc trao đổi, do thấy các quỹ không thực sự quan tâm B2B, chúng tôi cũng không cung cấp nhiều thông tin để 2 bên có thể kết hợp được với nhau. Cho đến khi The &Green vào và cách thức tiếp cận, tiêu chí, định giá… phù hợp, chúng tôi mới bắt đầu triển khai làm việc với họ.

Tuy nhiên do đại dịch COVID, mọi thứ chậm chậm lại, cùng với đó tình hình kinh tế khó khăn khiến các bên đều thận trọng. Để đi đến thành công thực sự không dễ dàng, thương vụ này phải mất 26 tháng mới ra kết quả.

thu_6027.jpg
Từ phải sang trái: Bà Srividhya Ramamurthy Iyer - Phó giám đốc đầu tư &Green; bà Natalia Pasishnyk - Giám đốc phát triển bền vững &Green; ông Phan Minh Thông - nhà sáng lập, Chủ tịch Tập Đoàn Phúc Sinh; ông Trần Công Vinh - P. TGĐ CTCP Phúc Sinh chia sẻ về kế hoạch, mục tiêu sử dụng vốn xanh và tầm nhìn phát triển bền vững của ngành nông nghiệp

- Được biết thời gian đầu trong kế hoạch của ông sẽ tìm vốn đối tác chiến lược và IPO, tuy nhiên vì sao lại chuyển hướng sang vốn quỹ tài trợ phát triển bền vững thưa ông?

Thứ nhất là chúng tôi không tìm được các nhà đầu tư chiến lược trong ngành này, những người hiểu mình và giỏi hơn mình để cùng đồng hành đúng nghĩa chiến lược, mà chủ yếu chỉ được gặp các nhà đầu tư tài chính. Do việc tiếp nhận vốn quỹ là phù hợp hơn và chúng tôi vẫn mở kế hoạch bán vốn cổ phần, IPO trong tương lai.

- Điều gì đã đưa Phúc Sinh đến với Maybank và họ đã làm gì để thuyết phục Phúc Sinh để trở thành nhà tư vấn của thương vụ đón nhận vốn xanh đầu tiên?

Chúng tôi được giới thiệu, và sau khi tiếp cận nhiều đơn vị, đối với chúng tôi Maybank là đơn vị nhân văn và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, họ hiểu về doanh nghiệp B2B nhiều hơn tất cả những đơn vị khác. Sự kiên nhẫn và chuyên nghiệp của Maybank đã giúp chúng tôi được đánh giá đúng, giá trị cao hơn rất nhiều.

pmt1.jpg
Ông Phan Minh Minh Thông cùng các đối tác nếm thử cà phê K Coffee

- Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về quỹ The&Green, ưu điểm nào của của quỹ khiến Phúc Sinh đồng ý tiếp nhận?

Thứ nhất, đây là một quỹ chỉ tài trợ về PTBV chứ không phải là tài trợ chung, tài trợ bình thường Nếu anh không PTBV, không thực hành ESG tốt họ sẽ không tiếp cận với anh.

Thứ hai, quỹ cũng đã hoạt động lâu năm nhưng chưa có công ty nào ở Việt Nam tiếp cận được. Trong khi đó, khi làm việc, chúng tôi nhận thấy họ rất mở cửa chào đón, chuyên nghiệp và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp ngoài nguồn vốn. Điều đó cho thấy họ cũng sàng lọc doanh nghiệp kỹ lưỡng chứ không đầu tư tràn lan.

Thứ ba, ngoài nguồn vốn mang đến, họ tư vấn, đồng hành để doanh nghiệp cơ cấu lại hệ thống, đề cao minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy các thế mạnh đang có.

Với uy tín của quỹ, việc chúng tôi được nhận vốn cũng giúp chúng tôi dễ dàng tiếp cận với các bên khác hơn.

Chú trọng kinh doanh bình đẳng

- Có thể hình dung tiếp cận vốn là câu chuyện của 2 phía lựa chọn lẫn nhau. Trong câu chuyện này, ông có thể tiết lộ một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam như Phúc Sinh đã làm gì để không bị “lép vế”?

Với câu chuyện thực tế của Phúc Sinh, là CTCP tư nhân nhưng trong ngành, chúng tôi tạo ra nhiều loại hình kinh doanh buôn bán, tạo ra một vị thế kinh doanh thương mại bình đẳng với nhiều công ty trên toàn thế giới. Phải nói rằng chúng tôi rất quan tâm, để ý tới việc là kinh doanh bình đẳng, không chỉ với tài chính mà trong tất cả các hoạt động doanh của mình. Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các quỹ đều bị áp lực phải cho vay bởi vì họ có tiền từ các nhà đầu tư thì họ phải giải ngân, phải thực hiện những cam kết với nhà đầu tư về lợi ích. Nói cách khác họ phải tìm được đúng công ty để giải ngân. Phúc Sinh và quỹ - 2 bên đều có nhu cầu. Quan trọng nhất là quan điểm là 2 bên cùng tư duy và cái đích hướng tới, ở đây là cái đích của chiến lược PTBV, vậy nên 2 bên mới có thể làm được.

- Mở rộng ra theo ông, doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để có vị thế ngang hàng và có cơ hội win-win trong mục tiêu tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn xanh? Liệu có thể áp dụng “công thức” của Phúc Sinh?

Như tôi đã chia sẻ, chúng tôi đã làm 14 năm trong vấn đề PTBV. Chúng tôi tiếp cận với hàng nghìn doanh nghiệp và họ luôn có hai vấn đề, là xây dựng các hệ thống PTBV rất khó, rất tốn kém; và khó khăn trong xây dựng hệ thống quản trị số, kiểm toán phần mềm.
Khắc phục các khó khăn này, doanh nghiệp phải có định hướng.

Thứ nhất là phát triển một cách rõ ràng, minh bạch. Ví dụ khi đã phát triển lên thì dành một phần nhỏ để vấn đề PTBV, và xây dựng hệ thống minh bạch, chú trọng sự minh bạch trong quản trị, chi tiêu, như vậy mới không dùng hệ thống kế toán “2 sổ”, hướng đến xây dựng, quản trị số.

Thứ hai, làm PTBV phải xác định dài hạn, suy nghĩ ngắn hạn không làm được.

Thứ ba, xây dựng PTBV và hoạt động minh bạch là làm cho mình, chứ không phải đối phó với một công ty nào.

Cuối cùng, để làm ESG, vấn đề phải xuất phát từ nhận thức. Người chủ và tổng giám đốc hay là những người lãnh đạo lớn nhất phải là người khởi xướng, nhận thức và khởi sướng, chủ động cho vấn đề phát triển ESG thì mới có thì hệ thống có thể làm được.

Về chi tiết, tôi cho rằng để tiếp nhận vốn xanh quốc tế, thuận lợi hơn nếu doanh nghiệp quan tâm ngoại ngữ, đặc biệt là Ban lãnh đạo. Nó giúp chúng ta đối thoại trực tiếp trôi chảy và dễ dàng hiểu biết lẫn nhau. Ngoài ra doanh nghiệp phải lập Bộ phận, dự án ESG để thúc đẩy vận hành liên tục.

- Là doanh nghiệp có mối quan hệ, tín nhiệm rất tốt ở các ngân hàng, ông có cho rằng ngân hàng cần có cơ chế riêng để hỗ trợ xanh cho doanh nghiệp; hoặc Nhà nước cần chia sẻ nguồn lực công, tạo quỹ công để hỗ trợ tư nhân chuyển đổi xanh, giảm phát thải và phát triển bình vững?

Đúng là chúng tôi có mối quan hệ hợp tác cùng nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, trong các đợt tiếp cận vốn xanh, mục tiêu của chúng tôi là hướng đến toàn cầu hóa. Thực tế, các ngân hàng Việt Nam hiện đã rất quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp về vốn xanh, trong nước cũng có nguồn vốn xanh từ quỹ đầu tư không thuộc Nhà nước, và họ đã đề nghị với chúng tôi nhưng mục tiêu 2 bên không gặp nhau.

Như tôi chia sẻ đầu tư PTBV là dài hạn, do đó nếu có một nguồn vốn quỹ công hỗ trợ thì tất nhiên sẽ thuận lợi, giúp doanh nghiệp đi được đường dài nhất. Nhưng điều này phụ thuộc vào các chính sách chung, chúng tôi phải luôn chủ động. Rất mừng là sau khi quyết định nhấn vốn từ quỹ đầu tiên, uy tín và sự cấu trúc hệ thống theo tiêu chuẩn của quỹ giúp chúng tôi tiếp nhận các nguồn vốn khác thì rất là dễ dàng và thậm chí có nguồn vốn không hoàn lại. Ngay cả các ngân hàng ở trong nước cũng nhìn nhận và tạo thuận lợi trong hợp tác với chúng tôi hơn.

- Vậy ông có thể chia sẻ phần nào kế hoạch sử dụng từ ba quỹ của Phúc Sinh trong tương lai hay không?

Chúng tôi đầu tư toàn bộ hệ thống máy móc mới. Hiện chúng tôi đang triển khai xây dựng nhà máy trên Đắk Nông. Tiếp theo là chúng tôi sẽ triển khai xây dựng nhà máy cà phê sấy lạnh hòa tan. Song song đó, chúng tôi đầu tư mạnh mẽ cho con người, hệ thống PTBV trong nội bộ và đầu tư thực hành ESG từ quản trị đến vận hành.

Một thuận lợi là theo đánh giá của các nhà đầu tư, Phúc Sinh rất kiên định trong vấn đề PTBV, chúng tôi đã có kinh nghiệm, nền tảng sẵn nên với nguồn vốn, việc thúc đẩy PTBV sẽ dễ dàng, nhanh chóng và có thể hiệu quả cao hơn, bao gồm đạt hiệu quả trong kinh doanh, đảm bảo đúng kế hoạch mà 2 bên thỏa thuận.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Mỹ thực hiện