Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Kiên Giang: “Bà mối” của người lao động
Năm 2024, trước yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Trung tâm) đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nguồn cung lao động theo nhu cầu thị trường.
Theo ông Nguyễn Phi Hùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Trung tâm) tỉnh Kiên Giang thì, hiện nay, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ngày càng cao trong khi đó nguồn cung dồi dào hơn, khiến người lao động cũng sẽ khó khăn hơn khi bắt đầu tham gia vào thị trường tuyển dụng ngàycàng cạnh tranh.Đơn cử như kinh nghiệm và kỹ năng, công nghệ; yêu cầu cao về bằng cấp và chứng chỉ... Tuy nhiên, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cùng sự chỉ đạo sát sao của Sở Lao động TB&XH tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là sự khẳng định của các trường, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh kiên Giang với việc đổi mới công nghệ, tập trung đào tạo ngày càng chất lượng, gắn kết nhu cầu doanh nghiệp. Trung tâm đã nỗ lực thực hiện các giải pháp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những con số “biết nói”
Thực tế, ngay từ đầu năm, Trung tâm đãtăng cường thu thập, lưu trữ thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, của người lao động, nhằm làm tốt công tác kết nối việc làm. Phối hợp với các huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm với nhiều hình thức. Đồng thời, liên hệ, kết nối với các công ty trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng để cung ứng lao động. Tư vấn cung cấp thông tin thị trường, định hướng việc làm cho lao động; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường THPT, thanh niên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức Hội thảo “Giải pháp kết nối việc làm, cung ứng lao động trong nước, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng” tại huyện An Minh, Vĩnh Thuận năm 2024; tập huấn thu thập thông tin thị trường lao động (phần cầu lao động năm 2024)...
Theo đó, tính riêng 9 tháng đầu năm, Trung tâm tư vấn việc làm cho 48.411 lượt lao động, đạt 129,2% kế hoạch; Giới thiệu việc làm cho 17.939 lượt lao động, đạt 249,2% kế hoạch; Lao động giới thiệu có việc làm 8.686 lao động, đạt 146,6% kế hoạch.
Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 179 lao động đã xuất cảnh. Trong đó: 130 Nhật Bản, 37 Hàn Quốc, 12 Đài Loan. Hướng dẫn người lao động học giáo dục định hướng, làm thủ tục xuất cảnh, làm hồ sơ vay vốn.Tư vấn, tuyển sinh, cung ứng lao động có nhu cầu định hướng và học tiếng Hàn theo chương trình EPS cho 122 người lao động.
Tổ chức, phối hợp tổ chức thành công 24 phiên giao dịch việc làm, Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, cà phê việc làm. Kết quả đạt được như sau: số lao động tham dự là 17.241 người, số lao động được tư vấn giới thiệu việc làm là 21.410 lượt người, số người đăng ký việc làm trong tỉnh là 2.681 người, số người đăng ký đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 886 người.
Hoạt động thu thập, lưu trữ thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp: 1.566 lượt doanh nghiệp, đạt 174% kế hoạch. Hoạt động thu thập, lưu trữ thông tin người tìm việc: 8.898 lượt người, đạt 65,9% kế hoạch.
Thường xuyên theo dõi hoạt động và cập nhật thông tin lên các cổng thông tin điện tử của đơn vị, kết quảtruy cập Website: 24.883 lượt; Facebook: Theo dõi mới: 494 lượt, bài viết: 119 bài, tương tác 20.454 lượt; Zalo OA 860 lượt, tương tác 8.124 lượt, bài viết 77 bài; Tổng đài thoại gọi vào 7.475 lượt, gọi ra: 1.748 lượt.
Cập nhật và hướng dẫn doanh nghiệp đăng tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài tại trang thông tin điện tử Trung tâm. Kết quả có 160 doanh nghiệp đăng tuyển 171 vị trí, số lượng tuyển: 237 lao động...
Tạo giá trị cho người lao động
Nhìn nhận việc tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động những tháng cuối năm 2024, ông Hùng khẳng định, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với phòng LĐ - TB&XH các huyện, thành phố, các Trường Trung học phổ thông (THPT), Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm với nhiều hình thức như: ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm tổ chức tại các trường THPT, các cụm xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố; tuần lễ tư vấn giới thiệu việc làm; cà phê việc làm; phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đồngg thời, bồi dưỡng kỹ năng làm việc, tìm việc cho lao động; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường THPT, thanh niên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, tập trung tư vấn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các đối tượng có nhu cầu tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan; thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Nghị quyết 232/2019/NQ-HĐND.
Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp chức năng tổ chức đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại Trung tâm, nhằm giảm chi phí cho người lao động. Nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện công tác tư vấn việc làm và học nghề cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp và lao động đến tìm việc trực tiếp tại trung tâm. Đẩy mạnh hoạt động hệ thống tổng đài điện thoại 0866.11.22.00 tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, Trung tâm liên hệ, kết nối với các công ty trong tỉnh và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng để cung ứng lao động. Cung cấp thông tin việc làm thường xuyên cho các trường trong tỉnh qua mail, zalo, facebook, website…
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm bằng các hình thức phù hợp như: các bài báo, bản tin thị trường lao động đăng tải trên cổng thông tin điện tử www.vieclamkiengiang.org, Facebook, Zalo; Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, pano, áp phích, tờ rơi...
Tăng cường thu thập, lưu trữ thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, thông tin tìm việc của người lao động, nhằm làm tốt công tác kết nối việc làm; Hoàn thành cơ sở dữ liệu thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động (cầu lao động) năm 2024.
Thực hiện kế hoạch hỗ trợ việc làm bền vững tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2024.Thường xuyên quản lý, cập nhật thông tin thị trường lao động lên môi trường mạng.Quản lý tốt hệ thống phần mềm, hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống tổng đài thoại,...
Tiếp tục đảm bảo thực hiện nhận và trả kết quả các hồ sơ về bảo hiếm thất nghiệp (BHTN) được kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, phối hợp với Phòng Lao động - Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc chi trả chính sách bảo hiểm thất nghiệp của BHXH huyện, thành phố trênđịa bàn tỉnh.Tổ chức tập huấn chính sách BHTN cho viên chức, người lao động tại Trung tâm.
“Thực hiện tuyên truyền chính sách BHTN qua các hình thức đối thoại trực tiếp và phóng sự trên đài truyền hình Kiên Giang, đài truyền thanh, Báo Kiên Giang, Tạp chí Lao động Xã hội, tờ rơi... Tổ chức kiểm tra giám sát công tác thực hiện BHTN tại các văn phòng đại diện và các văn phòng ủy thác”, ông Hùng cho hay.