ASEAN nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị điện tử
Các nền kinh tế ASEAN có thể bổ sung cho nhau bằng cách chuyên môn hóa trong các phần khác nhau của chuỗi giá trị điện tử.
Các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ yếu được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của họ.
Trong bản đánh giá kinh tế vĩ mô nửa năm 2024, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết, xuất khẩu hàng hóa toàn cầu tiếp tục dao động trong khoảng từ 20 đến 25% GDP toàn cầu từ năm 2018 đến năm 2023, sau khi căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc nổ ra. Điều này tương tự như giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, nhưng đã có những thay đổi quan trọng về thành phần.
Trong nửa đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc giảm 6% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn khoảng 15% so với năm 2017. Ngược lại, tổng thương mại giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới đã tăng hơn 40% kể từ năm 2017.
Trong các nhóm hàng hóa chính, điện tử là lực cản chính đối với thương mại song phương Mỹ-Trung Quốc trong giai đoạn 2017- 6 tháng đầu năm 2024.
Báo cáo của MAS cho biết: “Sự chuyển hướng thương mại sang các quốc gia kết nối đã thu hút được sự chú ý trong chuỗi giá trị điện tử”.
Báo cáo này cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều thiết bị điện tử hơn sang các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, cũng như Ấn Độ; và lượng hàng nhập khẩu của Mỹ cũng ghi nhận mức tăng từ ASEAN và Ấn Độ.
"ASEAN và Ấn Độ đang đóng vai trò trung gian, khi các công ty nước ngoài tìm cách giảm thiểu rủi ro và theo đuổi chiến lược Trung Quốc+1", MAS giải thích.
"Sự xuất hiện của các nền kinh tế kết nối bắt nguồn từ việc nhiều công ty toàn cầu lớn áp dụng chiến lược chuỗi cung ứng kép. Về bản chất, các công ty này sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ thị trường nội địa, và sản xuất ngoài Trung Quốc để phục vụ phần còn lại của thế giới", nhóm chuyên gia của MAS nhận định.
Đây là sự thay đổi so với cách các công ty đa quốc gia trước đây chuyển hướng đầu tư vào sản xuất tại Trung Quốc cho cả thị trường trong nước và toàn cầu.
MAS cũng nhấn mạnh rằng, trong khi giá trị đầu tư mới được công bố trong ngành điện tử toàn cầu đã tăng gấp 4 lần lên trung bình 200 tỷ USD trong giai đoạn 2021 đến 2023, so với mức từ 2015 đến 2020, thì giá trị này nhìn chung lại có xu hướng giảm tại Trung Quốc trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, các nền kinh tế ASEAN và Ấn Độ đã ghi nhận dòng vốn FDI tăng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là trong ngành điện tử. Các công ty quốc tế như Foxconn, Samsung, LG Electronics và Apple đã mở rộng hoạt động, đầu tư đáng kể hoặc đẩy mạnh sản xuất tại các thị trường này.
Theo PwC Singapore Sidharta Sircar, dòng vốn tăng này đã củng cố năng lực sản xuất của ASEAN và Ấn Độ và góp phần vào việc tăng tỷ lệ xuất khẩu điện tử. Trung Quốc cung cấp các linh kiện trung gian cho các khu vực này để sản xuất thành phẩm phục vụ cho phần còn lại của thế giới.
Thị phần của ASEAN và Ấn Độ trong xuất khẩu linh kiện điện tử trung gian của Trung Quốc đã tăng trong những năm gần đây và nhờ đó họ đã giành được thị phần trong nhập khẩu sản phẩm điện tử cuối cùng của Mỹ.
MAS cho biết thêm: "Trong bối cảnh tái cấu trúc thương mại này, Châu Á vẫn giữ được vị trí trung tâm trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu, với việc ASEAN ngày càng nổi bật".
Tính đến năm 2023, thị phần xuất khẩu điện tử toàn cầu của châu Á vẫn không thay đổi nhiều so với năm 2015, ở mức khoảng 70%. Trong khi đó, vào năm 2023, ASEAN chiếm 18%, tăng 5% so với cùng kỳ.
"Để thúc đẩy các cơ hội tăng trưởng mới, các nền kinh tế trong khu vực ASEAN có thể tận dụng các hiệp định thương mại, thúc đẩy cải cách cơ cấu và đầu tư vào nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo", Sidharta Sircar đánh giá.
Đáng chú ý, với Singapore, nước này có thể sẽ thấy tác động gián tiếp từ việc gia tăng sản xuất điện tử trong khu vực, khi các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài tiếp tục chuyển hướng sang ASEAN, từ đó bổ sung cho các nền kinh tế trong khu vực, tận dụng lợi thế trong sản xuất hàng điện tử thượng nguồn và trung nguồn, cung cấp các dịch vụ trung gian.
Singapore vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với sản xuất chất bán dẫn có giá trị gia tăng cao, chẳng hạn như các dự án gần đây của Siltronic và VisionPower Semiconductor Manufacturing Company. Hơn nữa, quốc gia này có thể tận dụng vai trò tái xuất khẩu chiến lược của mình và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như vận tải, dịch vụ tài chính và tư vấn.
"Cách tiếp cận hợp tác này thúc đẩy kết nối và gia tăng hiệu quả của khu vực, định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong bối cảnh sản xuất và thương mại toàn cầu đang thay đổi", ông Sircar nói thêm.