Kinh tế thế giới

Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá?

Cẩm Anh 31/10/2024 11:00

Thị trường trái phiếu châu Á đang bị đánh giá tín nhiệm thấp hơn so với so với các thị trường trái phiếu Hoa Kỳ và châu Âu.

f-15667278214081954999252.jpg
Thị trường trái phiếu châu Á đang bị đánh giá tín nhiệm thấp hơn so với so với các thị trường trái phiếu Hoa Kỳ và châu Âu.

Theo bà Christina Bastin, Quản lý danh mục đầu tư tại Man Group, đây luôn là một sai lầm. Khi đợt cắt giảm lãi suất của FED vào tháng 9 đã qua và thế giới sẽ chứng kiến các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo của FED và nhiều ngân hàng trung ương khác, thì nhiều ngân hàng trung ương châu Á sẽ có nhiều không gian hơn để hành động. Gần đây nhất, Trung Quốc đã tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn.

Sự tương phản trên thị trường chứng khoán khá rõ ràng. Các nhà đầu tư chứng khoán trên toàn thế giới đều dễ dàng chấp nhận khái niệm đã được khẳng định về một “rổ cổ phiếu châu Á.”

Nhưng câu chuyện lại khác khi nói đến thu nhập cố định. Thay vì được xem xét thường xuyên, nhiều cơ hội đầu tư thu nhập cố định tiềm năng nhất trong khu vực lại bị xếp vào loại cơ hội tận dụng thời điểm, hoặc đơn giản chỉ là các khoản đầu tư liên quan đến Trung Quốc.

Có những lý do phức tạp cho điều này, nhưng bà Bastin cho rằng, một nguyên nhân chính là các nhà đầu tư vẫn bám vào quan điểm lỗi thời về châu Á. Mọi người thường không nhận ra quy mô của thị trường trái phiếu được phát hành bằng đồng USD trong khu vực, hiện đang tương đương khoảng 172 tỷ USD và đã tăng 18% so với năm trước.

Trên thực tế, thị trường trái phiếu châu Á khá hấp dẫn và đa dạng, đáng được xem xét kỹ hơn, vì nó có thể mang lại lợi nhuận cạnh tranh so với thị trường trái phiếu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giá cổ phiếu ở châu Á đã tăng chậm hơn so với giá cổ phiếu ở Hoa Kỳ cho đến tháng 8.

untitled(2).jpg
Đã đến lúc trao cho thị trường châu Á nhiều tín nhiệm hơn.

Chỉ số tín nhiệm châu Á (JACI) - chỉ số tín nhiệm tiêu biểu của JPMorgan, có xếp hạng Baa1/A- và đã vượt trội hơn đáng kể so với chỉ số tín dụng đầu tư của Hoa Kỳ, mang lại mức lợi nhuận tương đương với chỉ số BB của quốc gia này.

Xét về tỷ lệ nâng hạng so với hạ hạng, các yếu tố cơ bản về tín nhiệm của châu Á đã ổn định và đang được cải thiện. Và bất chấp đà tăng cho đến nay, xếp hạng tín nhiệm của châu Á vẫn ổn định hơn so với Hoa Kỳ.

Xét về mặt tuyệt đối, quy mô thị trường trái phiếu phát hành bằng USD tại châu Á đã thu hẹp trong những năm gần đây. Trái phiếu quốc tế được phát hành ở châu Á đạt tổng cộng 380 tỷ USD vào năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục trên 620 tỷ USD vào năm 2021. Tuy nhiên, điều này cần được nhìn nhận trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư Trung Quốc không quay lại mua trái phiếu trong khu vực.

Theo bà Bastin, châu Á có rất nhiều công ty quốc tế có doanh thu bằng đô la Mỹ và việc sở hữu trái phiếu bằng đô la Mỹ để phòng ngừa rủi ro ngoại hối là điều hợp lý. Điều này đặc biệt đúng với các tập đoàn toàn cầu tại Ấn Độ hoặc Nhật Bản.

Mặc dù lãi suất khó có thể sớm trở lại mức 0%, nhưng cũng không tăng liên tục. Và nhiều công ty phát hành trái phiếu sẽ không chờ lãi suất của Mỹ đạt đến một mức nhất định; điều họ đang chờ đợi là sự ổn định, vì thị trường ổn định tạo ra giá tốt hơn cho trái phiếu.

Các chuyên gia phân tích, các sự kiện vĩ mô đang khuyến khích việc phát hành trái phiếu vào thời điểm này. Các cuộc bầu cử trong năm ở châu Á đã qua, Cục Dự trữ Liên bang đã khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất, và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã công bố các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Tất cả những điều này đều làm giảm bớt tác động tiêu cực từ sự không chắc chắn của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư đầu tư vào các thị trường trái phiếu toàn cầu nói chung và thị trường trái phiếu châu Á nói riêng.

Cẩm Anh