Nỗ lực cùng Lạng Sơn phát triển
9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn ước đạt trên 30.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.
Song song với phát triển sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.
Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Tập trung tháo gỡ, khắc phục những nút thắt, hạn chế về mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh… cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tiếp tục khẳng định bản lĩnh, đồng hành cùng với tỉnh và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xây dựng Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững.
Tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố. Đây là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh uỷ, sự điều hành quyết liệt, đúng hướng, hiệu quả của UBND tỉnh đối với công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Trong năm 2024, tuy số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ, nhưng doanh nghiệp của Lạng Sơn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, sức cạnh tranh yếu, thực tế hoạt động của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phục hồi sau đại dịch Covid-19, gặp nhiều khó khăn do thị trường cạnh tranh khốc liệt…
Để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn hơn, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Lạng Sơn đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số, theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại.
Môi trường đầu tư kinh doanh của Lạng Sơn cải thiện rõ nét
Có thể nói rằng, trong những năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Lạng Sơn cải thiện rõ nét, vai trò của cơ quan nhà nước, các sở, ban, ngành đã thể hiện rất là rõ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp. Đặc biệt là sau Covid-19, nhiều gặp rất là nhiều khó khăn. Theo đó, tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp để tìm hiểu khó khăn và kịp thời tháo gỡ.
Không phải là chỉ riêng Ủy ban tỉnh mà các huyện, thành phố cũng đều có những buổi gặp mặt như vậy để tìm ra được những khó khăn, đưa ra phương thức hỗ trợ tốt nhất liên quan đến tiếp cận đất đai, liên quan đến các thủ tục vay vốn…
Trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có nhiều mô hình, ý tưởng sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mong tỉnh tiếp tục cải thiện hơn nữa các cái thủ tục liên quan đến nôi dung này; các thủ tục tại một cửa sẽ được giải quyết tại chỗ luôn để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thủ tục liên quan đến đất đai, các thủ tục về thuê mặt bằng, đầu tư sẽ tiếp tục nhanh hơn; các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cụ thể hơn, dễ tiếp cận hơn.
Thu hút đầu tư tạo cơ hội việc làm cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hội doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động lớn trên địa bàn như: các hoạt động an sinh xã hội; thể dục thể thao, ủng hộ xây nhà cho các hộ đặc biệt khó khăn; phòng chống dịch bệnh...
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã được tạo điêu kiện đê tiếp cận nhiều hơn với những dự án có nguồn vốn đâu tư công từ đó tạo tiền đề để tăng việc làm. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận đến các dự án là chưa đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chính quyền địa phường cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, qua đó những doanh nghiệp đóng trên địa bàn có thêm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở địa phương.
Bên cạnh đó, cần tạo cơ sở hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh; duy trì đối thoại để kịp thời nắm bắt khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp phát triển
Hội doanh nghiệp huyện Chi Lăng vừa được thành lập, với sự tham gia của 30 doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn. Trong những năm qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn luôn chủ động, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vươn lên phát triển; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. 9 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã nộp ngân sách gần 24 tỷ đồng. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Để đạt được những kết quả đó, chính quyền tỉnh Lạng Sơn, huyện Chi Lăng cùng các cấp, ngành liên quan đã triển khai nhiều giải pháp để đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính; triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh…
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp một số khó khăn như thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, giải phóng mặt bằng… Để tiếp tục cải thiện PCI, các cấp chính quyền, các ngành cần tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề này.
Chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới nên việc triển khai hạ tầng số gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương, đặc biệt là trong công tác chuyển đổi số toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh. Nhờ đó, Viettel Lạng Sơn là một trong những doanh nghiệp tiên phong phát triển cả cơ sở hạ tầng và các ứng dụng số, góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số chung của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh Lạng Sơn định hướng rất rõ ràng việc thực hiện chuyển đổi số nhằm hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Viettel Lạng Sơn đã chủ động phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi số; nghiên cứu, phát triển các ứng dụng số vào thực tiễn nhằm hỗ trợ tích cực công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân và doanh nghiệp. Qua đó, giúp người dân và doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trên môi trường mạng internet.
Chuyển đổi số là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thời gian qua, VNPT thực hiện cung cấp dịch vụ cho khối chính quyền như triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Tích hợp trợ lý ảo trả lời người dân, doanh nghiệp; Thực hiện hệ thống quản lý văn bản điện tử phục vụ từ tuyến xã, huyện, tỉnh; Triển khai hệ thống cài đặt công dân số trên app; đưa sản phẩm lên sàn TMĐT; hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt…
Đặc biệt, thực hiện nền tảng cửa khẩu số; hệ thống điều hành thông minh; tiên phong trong chuyển đổi số ngành giáo dục; cổng du lịch thông minh, số hoá 3D các điểm đến… tạo điểm nhấn trong chuyển đổi số tại tỉnh Lạng Sơn.
Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được duy trì hoạt động ổn định, được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu với 1.706 TTHC; cung cấp, công khai 1.308 DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Qua đó, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
Lạng Sơn đồng hành với nhà đầu tư rất kịp thời
Thực hiện một số dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chúng tôi nhận thấy điểm đặc biệt của Lạng Sơn là chính quyền vào cuộc rất sát sao, quyết liệt về giải phóng mặt bằng cũng như kiểm tra về tiến độ, chất lượng, cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những khó khăn. Bên cạnh đó, người dân Lạng Sơn rất đồng thuận, ủng hộ các dự án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Vừa qua, Công ty may mắn trúng thầu Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 4B giai đoạn 2. Đặc thù là dự án có nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế nên áp lực về tiến độ và chất lượng rất lớn. Tuy nhiên, được lãnh đạo tỉnh, các sơ, ban ngành, địa phương liên quan chỉ đạo quyết liệt, sát sao về công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, Ban Quản lý Dự án các công trình giao thông cùng 2 huyện Lộc Bình, Đình Lập quyết liệt vào cuộc vận động Nhân dân, đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng để thi công.
Gỡ được điểm nghẽn mặt bằng, Lạng Sơn thực sự là điểm đầu tư hấp dẫn
Công ty Cổ phần Đầu tư NNP thực hiện dự án nhà ở số 2 thành phố Lạng Sơn với tổng mức đầu tư dự án gần 735 tỷ đồng. Đây là dự án nhà ở xã hội để bán đầu tiên tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, được kỳ vọng giải quyết một phần nhu cầu chỗ ở đang rất bức thiết các đối tượng chính sách, các công chức, viên chức, sỹ quan và hạ sỹ quan lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn Tỉnh cũng như của các đối tượng hộ nghèo, người có khó khăn về nhà ở.
Tuy nhiên, để tỉnh Lạng Sơn tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, bên cạnh cơ chế chính sách, con người thì cần tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng và tốc độ giải quyết thủ tục hành chính phải nhanh hơn nữa. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng cần tiếp tục triển khai quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Với những lợi thế cạnh tranh của tỉnh hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới.
Kênh dẫn vốn hiệu quả nhất, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
Xác định rõ phương châm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Vietcombank Lạng Sơn đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thu hút nguồn vốn để làm tiền đề thúc đẩy hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Thời gian tới, Vietcombank Lạng Sơn tiếp tục tiên phong, triển khai nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi như chương trình an tâm lãi suất, lãi suất cạnh tranh, lãi suất đặc biệt, lãi suất cho vay với các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước... để khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Chúng tôi cam kết luôn đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt nhất, là kênh dẫn vốn hiệu quả nhất, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Vốn tín dụng chính sách góp phần ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương
Trong những năm qua hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các ban ngành, các tổ chức CTXH nhận uỷ thác trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp phát triển bền vững, trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Từ đó tranh thủ huy động mọi nguồn lực từ TW và địa phương có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng; đơn giản hóa thủ tục giải quyết công việc; Tăng cường chuyển đổi số nhanh và mạnh mẽ, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ, ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử…