Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Căng thẳng thương mại sẽ gia tăng đáng kể vào thời điểm nhiều nền kinh tế châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, đang dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng.
Mặc dù triển vọng cắt giảm thuế và nới lỏng quy định được coi là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán, nhưng mối đe dọa từ các loại thuế trừng phạt cũng khiến các nhà đầu tư cần phải suy ngẫm.
Một trong những lý do thường được viện dẫn cho sự tăng trưởng liên tục của chỉ số S&P 500 là niềm tin vào tính “đặc biệt” của nước Mỹ.
Đây là quan niệm cho rằng các tài sản của Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu, xứng đáng được định giá cao hơn vì vai trò của đồng đô la Mỹ như đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới, thị trường tiêu dùng lớn của Mỹ, nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào và sự thống trị của Mỹ trong các ngành công nghiệp tương lai.
Một điểm đặc biệt nữa ở Mỹ được cho là tính chất kinh tế khép kín của quốc gia này. Năm ngoái, thương mại quốc tế chỉ chiếm 19% sản lượng kinh tế của Mỹ. Trong khi đó, ở khu vực đồng euro, con số này là 75%. Tỷ lệ này còn cao hơn gấp đôi ở Trung Quốc, quốc gia có thể dựa vào thị trường nội địa khổng lồ của mình.
Tuy nhiên, các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại quốc tế ở châu Á lại có tỷ lệ cao hơn nhiều. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này của Hàn Quốc là 74%, Singapore là 179%...
Trong khi thời gian, quy mô và mục tiêu của các biện pháp thuế quan của Mỹ dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ II vẫn là chủ đề được bàn tán sôi nổi, thì châu Á đang ở tuyến đầu của làn sóng bảo hộ thương mại sắp tới.
Ông Nicholas Spiro, chuyên gia tại Lauressa Advisory nhận định, phần lớn các phân tích và bình luận về thuế quan tập trung vào hậu quả và thiệt hại sẽ phát sinh từ lời cam kết của ông Trump về việc áp thuế hơn 60% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc và chấm dứt tình trạng thương mại "quốc gia được ưu đãi nhất" của nước này.
Theo Alex Holmes, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Economist Intelligence, trong khi các công ty Trung Quốc đã có 6 năm để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm đáng kể, thì việc leo thang căng thẳng thương mại có thể khiến Trung Quốc chuyển nhiều phần công suất dư thừa, bao gồm cả hàng hóa sản xuất có biên lợi nhuận thấp và cao cấp, sang các thị trường châu Á khác, gây tổn hại cho các nhà sản xuất nội địa và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Một số quốc gia Đông Nam Á đã có hành động chống lại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một mối quan ngại lớn khác là đồng nhân dân tệ mất giá mạnh để giúp bù đắp tác động của mức thuế quan cao hơn của Mỹ đối với hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Đồng tiền của Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn so với giai đoạn căng thẳng thương mại trước đó do tình trạng giảm phát cố hữu, lợi suất trái phiếu thấp hơn và sự sụt giảm mạnh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây.
Nếu Bắc Kinh phản ứng với mức thuế quan cao hơn bằng cách cho phép đồng nhân dân tệ mất giá mạnh, chiến tranh tiền tệ sẽ lại nổ ra. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách châu Á không thể để đồng tiền của họ giảm quá mạnh, một phần vì chi phí vay nợ của Mỹ hiện cao hơn rất nhiều, và các ngân hàng trung ương châu Á cần duy trì sự ổn định tỷ giá để có thể hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, mối đe dọa thuế quan ở châu Á không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Các chuyên gia đánh giá, ông Trump nhìn nhận thương mại qua lăng kính hẹp của cán cân song phương. Điều này đặt châu Á vào tầm ngắm, cùng với Mexico và Liên minh châu Âu.
Ngoài Trung Quốc, 6 quốc gia châu Á khác nằm trong số 10 nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ. Như Morgan Stanley lưu ý, thặng dư thương mại của các nền kinh tế châu Á (trừ Trung Quốc) với Mỹ đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua lên 400 tỷ USD.
Một số nền kinh tế lớn có phần lớn doanh thu của những công ty Mỹ. Ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, hàng xuất khẩu và hàng hóa sản xuất tại Mỹ chiếm từ 15 đến 30% tổng doanh thu của các doanh nghiệp.
Đây là lý do tại sao một số người tin rằng Ấn Độ sẽ một lần nữa được hưởng lợi. Theo Goldman Sachs, sự kết hợp giữa thị trường nội địa khổng lồ, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và nền kinh tế tương đối khép kín giúp Ấn Độ có khả năng cách ly tốt hơn trước những cú sốc toàn cầu.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng có những vấn đề riêng. Nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại, lợi nhuận doanh nghiệp không còn mạnh như trước, lạm phát vẫn ở mức cao và các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu Ấn Độ trong bối cảnh lo ngại rằng đợt tăng giá ngoạn mục của thị trường cuối cùng cũng sắp kết thúc.
Nhật Bản, một nền kinh tế châu Á khác, có thể sẽ được hưởng lợi từ thị trường nội địa rộng lớn, cũng không phải là không có vấn đề. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại tình trạng giảm phát, Nhật Bản đang phải chịu sự xói mòn mạnh mẽ về sức mua của người tiêu dùng do đồng yên sụt giá và tiền lương thực tế giảm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, việc thoát khỏi những năm tháng chính sách tiền tệ lỏng lẻo đang là mối quan tâm cấp bách hơn nhiều so với Trump 2.0.
Tuy nhiên, Châu Á vẫn có thể gặp may mắn nếu ông Trump có thể đạt được một thỏa thuận lớn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thương mại và an ninh kinh tế.