Kinh tế

Chủ động đa dạng thị trường xuất khẩu

Bài: Yến Nhung - Ảnh: Quốc Tuấn 26/11/2024 04:00

Doanh nghiệp Việt cần chủ động nắm bắt thông tin, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và không ngừng đổi mới để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Trong năm 2024, tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2023, các chuyên gia kinh tế đã xác định rằng thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các thị trường lớn thuộc về các quốc gia tham gia Hiệp định thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây được đánh giá là những thị trường tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

87 (2) (1)
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng của năm 2024 đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng của năm 2024 đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm hơn 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Cụ thể, bảy nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị, dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, phương tiện vận tải và phụ tùng) chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song trong những tháng cuối năm 2024, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ nói riêng sẽ tiếp tục có cả những thách thức. Nhất là trong bối cảnh diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định. Đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề…đã làm tốc độ phục hồi kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại.

Đặc biệt, các nước phát triển ngày càng chú ý đến các vấn đề phát triển bền vững và an toàn cho người tiêu dùng, từ đó đặt ra các tiêu chuẩn và quy định mới nghiêm ngặt hơn về cung ứng chuỗi, nguyên liệu, lao động và môi trường trường đối với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, giá cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Thêm vào đó, những tác động tiêu cực từ siêu quần Yagi lên hoạt động sản xuất trong nước tiếp tục gây ra những khó khăn và thách thức không hề nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta…

Để tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu và hạn chế các thách thức, theo chuyên gia, doanh nghiệp cần thúc đẩy mạnh đổi mới, chủ động thích ứng với các yêu cầu mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.

ơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu (EU) ban hành với mục tiêu xử lý lượng phát thải khí nhà kính trong một số hàng hóa nhất định nhập khẩu vào EU
Doanh nghiệp Việt cần chủ động nắm bắt thông tin, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và không ngừng đổi mới để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có sức bật mạnh trước những thách thức, áp lực. Song có ưu ái đối với doanh nghiệp vừa nên đầu tư, trân trọng và đẩy phát triển. Tuy nhiên, sự chủ động không dựa vào Nhà nước, doanh nghiệp phải tự đi bằng đôi chân của mình, phải nâng cao nhận thức, tìm hiểu về các thị trường, chủ động nắm bắt xem các thị trường đó yêu cầu gì.

“Còn về phía Chính phủ cũng rất nhiều việc phải làm. Đánh giá được những doanh nghiệp có tiềm năng, đánh giá được cơ sở dữ liệu rõ ràng khi thiết kế chính sách sẽ thiết kế cho nhóm đó. Những doanh nghiệp quy mô vừa phải có những chính sách hỗ trợ quốc tế hóa để đi ra quốc tế. Sau đó, quay lại dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ”, chuyên gia này chia sẻ.

Xoay quanh vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, Bộ Công Thương đang tiếp tục nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đã đề ra. Đặc biệt sẽ mở rộng đàm phán các FTA, phổ biến để hiện thực hóa các ưu đãi từ FTA mà Việt Nam đã ký kết và đi vào thực thi. Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện chuyển đổi số.

Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyển thống. Cụ thể, phát triển các thị trường khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh tuy nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao và còn nhiều dư địa khai thác. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tranh thủ sự hồi phục nhanh của các thị trường khu vực Asean và một số nước châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, không ít ý kiến cho rằng, kinh tế toàn cầu hiện tại và năm tới được nhận định vẫn đối diện nhiều rủi ro, khó đoán định và hàng rào kỹ thuật các nước nhập khẩu ngày càng cao được cho là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đơn cử như thị trường lớn Mỹ, tân Tổng thống Donald Trump sẽ áp đặt các mức thuế quan mạnh mẽ có thể khiến các ngành xuất khẩu như thủy sản, may mặc, giày dép, đồ gỗ... phải đối mặt với khó khăn khi nhu cầu thị trường này giảm vì hàng hóa nhập đắt đỏ. Còn thị trường EU, một loạt quy định về sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, giảm thiểu phát thải carbon với sản phẩm làm ra… đã và sẽ được thực thi thời gian tới. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất của Việt Nam.

Do vậy, để duy trì gam màu sáng trong bức tranh xuất khẩu, doanh nghiệp cần tận dụng tiềm năng của thị trường mà Việt Nam đã ký kết 19 FTA. Cùng với đó là khai thác các thị trường mới, nhiều tiềm năng dư địa cho xuất khẩu như châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ..., cũng như sử dụng sản phẩm ngách để tạo lợi thế cạnh tranh, mở ra cơ hội cho xuất khẩu bền vững hơn.

Bài: Yến Nhung - Ảnh: Quốc Tuấn