Doanh nghiệp - Thị trường

Phân biệt "bột ngọt trộn" với bột ngọt thông thường được sản xuất trực tiếp trong nước

Minh Anh 05/12/2024 17:18

Thời gian gần đây xuất hiện loại "bột ngọt trộn" trên thị trường, không chỉ được bày bán tại các chợ mà còn cả các siêu thị lớn.

Phân biệt "bột ngọt trộn" với bột ngọt thông thường

Do thông tin trên bao bì loại "bột ngọt trộn" này không thể hiện được bột ngọt bên trong là trộn từ nhiều nước nên dễ khiến người tiêu dùng nhầm tưởng loại bột ngọt này là mặt hàng được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam như các loại bột ngọt thông thường khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, không thể đánh đồng "bột ngọt trộn" với bột ngọt thông thường bởi theo thông tin được công bố, loại "bột ngọt trộn" này được tạo ra bằng phương pháp khá "lạ", đó là trộn lẫn các loại bột ngọt từ Trung Quốc và các nước khác nữa lại với nhau, sau đó đóng gói bán ra thị trường. Trong khi đó, bột ngọt thông thường được sản xuất trực tiếp từ các nguyên liệu tự nhiên trong nước, trải qua quá trình lên men tự nhiên và nhiều công đoạn khác mới có thể cho ra bột ngọt thành phẩm.

Bot ngot 1
Quy trình tạo ra ‘bột ngọt trộn’ hoàn toàn khác biệt với quy trình sản xuất bột ngọt thông thường từ các nhà sản xuất trực tiếp trong nước.

Quy trình tạo ra "bột ngọt trộn" hoàn toàn khác biệt với quy trình sản xuất bột ngọt thông thường từ các nhà sản xuất trực tiếp trong nước.

Việc sử dụng các nguyên liệu nông nghiệp nội địa trong sản xuất không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản, hỗ trợ người nông dân tăng thu nhập và ổn định cuộc sống, mà còn góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Quan ngại nhiều yếu tố chưa rõ ràng của "bột ngọt trộn"

Có thể thấy, việc trộn lẫn nhiều loại mì chính mua từ nhiều nước để tạo ra sản phẩm ‘mì chính riêng’ rồi bán cho người tiêu dùng là một quy trình khá "lạ", hoàn toàn khác biệt với quy trình sản xuất mì chính trực tiếp trong nước.

Tinh bột khoai mì là nguyên liệu chính sản xuất bột ngọt thông thường.

bot ngot
Tinh bột khoai mì là nguyên liệu chính sản xuất bột ngọt thông thường.

Cần phải nói thêm, việc trộn lẫn các loại mì chính từ Trung Quốc và các nước có làm thay đổi chất lượng của mì chính theo công bố ban đầu của các nhà sản xuất hay không, hay đơn thuần chỉ là quy trình trộn vật lý rồi đóng gói thành nhãn hiệu mới, hiện vẫn còn chưa sáng tỏ.

Quan trọng hơn, công thức, tỉ lệ trộn mì chính như thế nào, căn cứ để ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm "mì chính trộn" này ra sao vẫn chưa được công bố khiến người tiêu dùng không khỏi thắc mắc và quan ngại.

Nhận biết "bột ngọt trộn" như thế nào?

Vì được tạo ra bằng cách trộn lẫn nhiều loại bột ngọt từ nhiều nước khác nhau nên "bột ngọt trộn" thuộc ‘Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ’, bao bì sản phẩm chỉ ghi "đóng gói tại" nên người tiêu dùng không biết được bột ngọt bên trong đến từ đâu.

Do đó, để nhận biết "bột ngọt trộn", người tiêu dùng có thể căn cứ trên các dấu hiệu sau:

1. "Bột ngọt trộn" không có cơ sở sản xuất bột ngọt tại Việt Nam, mà chỉ có cơ sở/nhà máy đóng gói bột ngọt.

2. Bao bì "bột ngọt trộn" thường không ghi rõ nơi sản xuất hay xuất xứ Việt Nam, mà chỉ ghi “Đóng gói tại” Việt Nam bởi Công ty/Cơ sở/Nhà máy…

3. Bao bì "bột ngọt trộn" thường không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi trộn, đóng gói.

Minh Anh