FTA thế hệ mới sẽ hướng tới các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến
Hiện nay Việt Nam đã tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do nhiều tầng nấc, mang lại kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh chóng.
Mở ra triển vọng hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại với các nước, hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, chú ý nhiều hơn đến thị trường Việt Nam.
Theo Quyết định số 624/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Một trong sáu yêu cầu và quan điểm phát triển Hải quan Việt Nam là: Phát triển Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tại hội thảo khoa học quốc gia “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, tính đến tháng 11/2024, Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có tất cả các nước phát triển, các nước thuộc nền kinh tế mới nổi và các nước trong khu vực, như: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, CPTPP, UKVFTA, RCEP, EVFTA… Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán ký kết thành công các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP. Cùng với quá trình thực thi các FTA thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng. Đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024 đã là 681,14 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2023.
Trong đó, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu còn là sự đa dạng hóa về các loại hình thương mại và các hàng hóa. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử với hàng ngàn sàn thương mại điện tử đã làm khối lượng đơn hàng giá trị nhỏ xuất nhập khẩu gia tăng ở mức độ vô cùng lớn trong vài năm gần đây. Chỉ tính riêng hàng hóa nhaaph khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua sàn thương mại điện tử mỗi ngày trung bình có khoảng 4 đến 5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ. Những điều này tạo ra áp lực và thách thức rất lớn đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cả về phương thức quản lý, công nghệ quản lý và con người thực thi nhiệm vụ quản lý thuế.
Nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi thực thi các FTA, với các yêu cầu về chất lượng, công nghệ sản xuất hướng tới phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn và khó tính ở các đối tác trong FTA. Điều này vừa tạo áp lực nhưng cũng là động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, qua đó tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận các nguồn hàng giá rẻ, công nghệ tiên tiến, các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu…từ các quốc gia phát triển với chất lượng tốt để cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao cạnh tranh, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu