Tiến bộ mới trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
Hội thảo khoa học “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật” vừa được tổ chức.
Hội thảo do Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức đã quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu, gan mật, tiêu hóa cùng đội ngũ chuyên viên y tế, mở ra diễn đàn học thuật chuyên sâu nhằm cập nhật những tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể phẫu thuật (uHCC).

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến tại Việt Nam, với 24.502 ca mắc mới mỗi năm (chiếm 13,6% tổng số ca ung thư) và 23.333 ca tử vong (chiếm 19,4% số ca tử vong do ung thư), theo số liệu Globocan 2022. Trong đó, HCC chiếm tới 90% tổng số ca ung thư gan, với phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi phẫu thuật không còn là lựa chọn khả thi. Trong hơn một thập kỷ, các liệu pháp điều trị toàn thân cho uHCC vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tiên lượng sống kém.
Sự phát triển của liệu pháp miễn dịch đã mở ra một kỷ nguyên mới, thay đổi hoàn toàn chiến lược điều trị uHCC và mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Một trong những phác đồ nổi bật được trình bày tại hội thảo là STRIDE (Single Tremelimumab Regular Interval Durvalumab). Dựa trên kết quả nghiên cứu HIMALAYA, phác đồ này đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với sorafenib, cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống còn tại các mốc 3, 4 và 5 năm – đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong điều trị uHCC tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, TS.BS. Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, chia sẻ: “Hội thảo lần này là diễn đàn chuyên môn quan trọng, giúp kết nối các cập nhật quốc tế với thực tiễn điều trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh ung thư gan vẫn là gánh nặng hàng đầu, việc chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các liệu pháp mới như miễn dịch kết hợp là rất cần thiết để mở rộng lựa chọn điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân”.

TS.BS. Choo Su Pin, Giám đốc Trung tâm điều trị ung thư Curie, Singapore, nhận định: “Nghiên cứu HIMALAYA cho thấy phác đồ STRIDE – kết hợp một liều duy nhất Tremelimumab và Durvalumab duy trì định kỳ – đã mang lại lợi ích sống còn rõ rệt so với sorafenib, đặc biệt ở các mốc thời gian dài hạn. Đây một bước tiến khoa học đáng kể, đồng thời mang lại cơ hội để các quốc gia như Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn điều trị,
Đại diện AstraZeneca Việt Nam – Ông Atul Tandon – Tổng Giám Đốc – chia sẻ: “Tại AstraZeneca, chúng tôi đang dẫn đầu một cuộc cách mạng về các giải pháp cho bệnh ung thư. Tham vọng của chúng tôi là tận dụng tiềm năng của khoa học để khám phá, phát triển và cung cấp các phương pháp điều trị tiên tiến giúp thay đổi kết quả và tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Chúng tôi đang khám phá các liệu pháp kết hợp miễn dịch mới để khống chế các tác nhân gây ức chế miễn dịch liên quan đến ung thư gan. Và liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư và hiện là một phần của tiêu chuẩn chăm sóc được công nhận cho bệnh ung thư gan”.

Liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư – Ông Atul Tandon, Tổng Giám Đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ
Hội thảo không chỉ là nơi kết nối tri thức y khoa quốc tế với thực tiễn điều trị trong nước, mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị ung thư gan tại Việt Nam. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bệnh viện đầu ngành và những tổ chức tiên phong như AstraZeneca, cộng đồng y tế Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu cải thiện tiên lượng cho các bệnh lý ung thư phức tạp như uHCC – mang lại hy vọng sống còn dài hạn và chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.
-------
Thông tin về AstraZeneca
AstraZeneca (LSE/STO/Nasdaq: AZN) là một tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu với chuyên môn trong lĩnh vực phát minh, phát triển và thương mại hóa các loại thuốc đặc trị trong ba lĩnh vực chính: Ung thư, Bệnh hiếm gặp, và Dược phẩm sinh học, trong đó bao gồm Tim mạch, Thận & Chuyển hóa; Hô hấp & Miễn dịch, Tiêu hóa; Vắc xin & các Liệu pháp miễn dịch. Với trụ sở chính đặt tại Cambridge, Vương quốc Anh, AstraZeneca hiện hoạt động tại hơn 100 quốc gia và các loại thuốc tiên tiến của chúng tôi hiện được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới.
Trong ba thập kỷ có mặt tại Việt Nam, AstraZeneca đã hợp tác với Bộ Y tế và các đối tác trong ngành để thực hiện nhiều chương trình có sức ảnh hưởng, nhằm thúc đẩy nhận thức, phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh tật. Điển hình là chương trình “Vì lá phổi khỏe” nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú cho bệnh hen, BPTNMT và ung thư phổi; chương trình “Sức khỏe Thanh thiếu niên” nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ gây BKLNở thanh thiếu niên; chương trình “CaReMe-Yêu lấy mình” để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong nhóm Tim mạch - Thận - Chuyển hóa; chiến dịch “Thương phổi” nhằm nâng cao nhận thức sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi; và chương trình “Hợp tác vì Tính bền vững và khả năng chống chịu của Hệ thống Y tế” (PHSSR) nhằm góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam để có thể ngăn ngừa và ứng phó với các rủi ro trong tương lai.
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 600 nhân viên, AstraZeneca đang đầu tư 310 triệu USD vào Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030 nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường hệ thống y tế, nâng cao năng lực sản xuất và nghiên cứu dược phẩm sinh học trong nước, đồng thời phát triển nhân tài.
Thêm vào đó, vào tháng 5/2023, Công ty đã công bố khoản đầu tư mới 50 triệu USD vào Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình toàn cầu mang tên AZ Forest để phục hồi rừng và cảnh quan tại Việt Nam, hỗ trợ cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh COP26 về phát thải ròng bằng không vào năm 2050 và đề án trồng một tỷ cây xanh đến năm 2025. Để biết thêm thông tin, ui lòng truy cập trang web www.astrazeneca.com và tài khoản Twitter @AstraZeneca