Hướng đi giúp doanh nghiệp SME tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường
Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, giải pháp giúp tiết giảm chi phí, tối ưu hiệu quả kinh doanh đang trở thành ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Thực tế cho thấy, năm 2025 kinh tế toàn cầu vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và biến động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 89.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập và quay trở lại hoạt động, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng ghi nhận gần 96.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 1-2025, đã có 52.800 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Các chuyên gia nhận định, sau đại dịch Covid-19, các phương thức kinh doanh và tiêu dùng thông qua số hóa thay đổi một cách nhanh chóng. Điều này khiến những doanh nghiệp chưa có nền tảng quản trị, vận hành vững chắc, cũng như chưa quản lý tài chính hiệu quả sẽ khó có thể thích ứng để tồn tại.
Do vậy, một trong những giải pháp được xem như hướng đi giúp doanh nghiệp SME tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường hiện nay là tập trung vào việc quản lý tốt dòng tiền, tối ưu chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp có thể chọn lựa dịch vụ và giải pháp tài chính phù hợp để triển khai nhanh và mang lại hiệu quả ngay.
Đơn cử như gói tài khoản trọn gói phí O-MAX do Ngân hàng Phương Đông (OCB) phát triển hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Gói giải pháp này phù hợp với cả khách hàng hiện hữu lẫn doanh nghiệp mới, trong đó các doanh nghiệp mới cần đáp ứng điều kiện đã thành lập tối thiểu 24 tháng tính đến thời điểm đăng ký, giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí dịch vụ tài chính, lên đến 30% mỗi năm.
Bên cạnh đó, O-MAX không chỉ đơn thuần là một gói ưu đãi tài chính, mà còn là công cụ giúp doanh nghiệp chủ động dự trù và kiểm soát toàn bộ chi phí giao dịch ngân hàng trong năm, bất kể số lượng giao dịch có gia tăng hay phát sinh thêm dịch vụ mới tại OCB. Doanh nghiệp có thể an tâm triển khai các hoạt động tài chính mà không lo chi phí phát sinh ngoài dự toán.
Để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, O-MAX có 2 gói để doanh nghiệp lựa chọn: Gói O-MAX cơ bản dành cho các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch trong nước – được miễn toàn bộ phí giao dịch nội địa; Và gói O-MAX Pro dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc có nhu cầu phát hành bảo lãnh, tài trợ thương mại, bao thanh toán, OCB sẽ không thu phí các dịch vụ này và các giao dịch trong nước như gói O-MAX thường. Đây được xem là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có quy mô giao dịch lớn và đang trong giai đoạn mở rộng hoạt động.
Về mức phí sử dụng, OCB tính toán dựa trên nhu cầu thực tế và lịch sử giao dịch của từng doanh nghiệp. Cụ thể, đối với khách hàng mới hoặc khách hàng hiện hữu đã ngừng giao dịch một thời gian, phí sử dụng gói được xác định bằng 70% tổng phí dịch vụ doanh nghiệp từng chi trả tại ngân hàng khác trong 12 tháng gần nhất. Với các khách hàng đang giao dịch tại OCB, mức phí được tính bằng 120% tổng phí đã phát sinh trong năm trước liền kề, đồng thời OCB khuyến khích doanh nghiệp chuyển dòng tiền về ngân hàng để tối ưu lợi ích. Mức phí sử dụng gói khởi điểm chỉ từ 30 triệu đồng/năm, đi kèm tùy chọn thanh toán linh hoạt theo quý hoặc theo năm, giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả tài chính mà vẫn chủ động dòng tiền.
Khác biệt lớn nhất của O-MAX so với các gói dịch vụ tài chính trọn gói trên thị trường là tính "cá nhân hóa" cao – cách tính phí dựa trên quy mô, nhu cầu giao dịch thực tế và lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Nhờ đó, O-MAX không chỉ là giải pháp tiết giảm chi phí, mà còn là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định chi phí hằng năm, quản lý dòng tiền tốt hơn để tập trung nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, một trong những giải pháp lâu dài giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí vận hành là ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản trị tài chính và kinh doanh. OCB đang là ngân hàng “dẫn đầu” trong việc triển khai ngân hàng mở (Open Banking) với hơn 200 Open API, hiệu suất xử lý mạnh mẽ trung bình hơn 6 triệu giao dịch/tháng, tương ứng với nhiều dịch vụ khác nhau từ cơ bản đến các nghiệp vụ chuyên biệt sẵn sàng tích hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tác từ nhiều ngành nghề và phân khúc. Bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu số hóa quản lý tài chính nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng đều có thể kết nối với OCB thông qua nền tảng Open API.
Ngoài tiết kiệm chi phí vận hành, Open API còn mang lại cơ hội cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng thị trường và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, một doanh nghiệp bán lẻ có thể tích hợp các giải pháp thanh toán trực tuyến để khách hàng có nhiều lựa chọn; ứng dụng nền tảng quản lý bán hàng để kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh từ khâu nhập hàng, tồn kho, thanh toán đến quản lý khách hàng… Thực tế cho thấy, việc triển khai Open API đã giúp doanh nghiệp giảm 100% thao tác thủ công trong thanh toán và thời gian xử lý giao dịch được rút ngắn từ 15 phút xuống còn 1-2 giây; cắt giảm 80% thời gian đối chiếu công nợ.
“Bên cạnh các sản phẩm tài chính truyền thống, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và triển khai hàng loạt các giải pháp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ nhằm mang lại giá trị thực tiễn và giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng biến với những thay đổi của thị trường. O-MAX và Open API là minh chứng rõ nét cho nỗ lực đó”. Đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.