Thủ đô Hà Nội điểm sáng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là điểm sáng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và 62 năm "Ngày KHCN Việt Nam 18/5/2025. Ts. Nguyễn Hồng Sơn Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội cho biết, năm 2025, Khẩu hiệu “ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS)" được lựa chọn và đưa ra, phản ánh đúng vai trò chiến lược và tầm nhìn dài hạn của ngành KH&CN Việt Nam trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay và tương lai. KHCN, ĐMST và CĐS là động lực cốt lõi giúp Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng tăng năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế bền vững. Đây là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và CĐS toàn cầu.

Hội nhập và phát triển
Ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết, những tháng đầu năm 2025, Sở KH&CN Hà Nội đã chủ động, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được Thành ủy, UBND Thành phố giao. Các nhiệm vụ trọng tâm của Sở được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Sau khi tổ chức, sắp xếp lại theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Sở KH&CN Hà Nội đã khẩn trưởng kiện toàn, ổn định bộ máy đi vào hoạt động, với sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, các nhiệm vụ trọng tâm được Sở triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Công tác tham mưu, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ và Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 14/02/2025 của UBND Thành phố được thực hiện quyết liệt, khẩn trương.
Trong thời gian tới, Sở KH&CN Hà Nội tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tham mưu xây dựng các văn bản phục vụ phát triển KHCN gắn với triển khai thi hành Luật Thủ đô. Tham mưu triển khai các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị. Xác định nhiệm vụ KHCN trọng điểm của Thành phố đáp ứng yêu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng cao, có khả năng dẫn dắt đổi mới mô hình phát triển của Thành phố (cụ thể hóa Điều 23 Luật Thủ đô).
Cùng với đó là hoàn thành tổ chức Đại hội Đảng bộ Sở KH&CN, nhiệm kỳ 2025-2030, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Thành phố; tham mưu tổ chức các sự kiện KHCN; tăng cường công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; triển khai hiệu quả Đề án “Một số nhiệm vụ đột phá về CĐS thành phố Hà Nội năm 2025” và thành lập các tổ chức KH&CN trung gian để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST.
Đồng thời, Sở KH&CN sẽ mạnh dạn đi đầu trong việc xây dựng đề án về cơ chế thuê và sử dụng chuyên gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trình Thành phố phê duyệt, làm cơ sở để áp dụng cho toàn Thành phố; xây dựng đề án mua sắm tập trung, trang thiết bị, nhất là trang thiết bị công nghệ thông tin trang bị đồng bộ cho công chức, viên chức toàn Thành phố phục vụ mục đích chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số.
Ngày 17/4/2025 Sở KHCN tổ chức buổi làm việc với một số trường Đại học, Viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, về việc hình thành mối liên kết, liên minh hợp tác giữa các cơ sở khoa học để giải quyết các bài toán cụ thể của Thủ đô.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhiều vấn đề cho giáo dục và đào tạo. KHCN phát triển vượt bậc, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại ngày một gia tăng; Chuyển giao, ứng dụng KHCN vào đời sống ngày càng hiệu quả. Để thích ứng với bối cảnh đó, yêu cầu về việc học không chỉ giới hạn trong giai đoạn học tập ở nhà trường mà phải là một quá trình học suốt đời.
Hà Nội tiên phong trong thực hiện Nghị quyết 57 và 68 của Bộ Chính trị
Theo TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hà Nội được coi là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, kinh tế, văn hóa và trung tâm về giáo dục và KHCN của cả nước – hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để đi đầu trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Theo đó, với mạng lưới hàng trăm trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cùng đội ngũ trí thức, nhà khoa học đông đảo, Thủ đô có vai trò đặc biệt quan trọng trong hiện thực hóa các khát vọng lớn lao của Nghị quyết, tạo động lực mới cho tăng trưởng GRDP, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế tri thức và CĐS toàn diện.

Với nền tảng tri thức, công nghệ và nhân lực hiện có, TP Hà Nội có đủ điều kiện để khẳng định vai trò tiên phong trong quá trình hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS…Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ĐMST toàn diện; Nghị quyết 68/NQ-TW, ngày 4/5/2025. Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát triển KHCN không chỉ nhiệm vụ chiến lược mà còn là điều kiện tiên quyết để Hà Nội đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, Hà Nội cần một cơ chế đặc biệt, một liên minh hành động và một động lực tri thức – công nghệ – con người mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TS.Nguyễn Hồng Sơn –Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội chia sẻ, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra những chuyển biến sâu sắc trên toàn cầu, việc Bộ Chính trị ban hành 2 Nghị quyết, Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia, cùng Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. 2 nghị quyết đã tạo thành một cặp “song hành chiến lược” đặc biệt quan trọng. Nếu Nghị quyết 57-NQ/TW được ví như “bản thiết kế” hiện đại hóa nền kinh tế trên nền tảng KHCN, ĐMST và CĐS; thì Nghị quyết 68-NQ/TW chính là “cú hích thể chế” nhằm khai phóng và giải phóng tối đa nguồn lực trong khu vực tư nhân – vốn được xác định là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh đến vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các viện, trường trên địa bàn Hà Nội, là nơi đưa ra những nghiên cứu đột phá, những công nghệ mới, KHCN, ĐMST và CĐS của Thủ đô. Sở KH&CN sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia nhà khoa học để phục vụ quá trình xây dựng cơ chế chính sách phát triển KHCN, ĐMST và CĐS, cũng như triển khai các lĩnh vực KHCN trọng điểm của Thủ đô.
Song song tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tiễn sản xuất - nghiên cứu ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, qua đó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và yêu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh đó việc ban hành Nghị quyết 68 sẽ trở thành "kim chỉ nam" cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Sự phối hợp giữa 2 Nghị quyết thể hiện rõ tầm nhìn dài hạn và nhất quán của Đảng: phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời CĐS và ĐMST. Ngược lại, công nghệ và đổi mới chỉ phát huy hiệu quả thực sự khi được doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân – làm chủ, ứng dụng và lan tỏa. Đây không chỉ là 2 mảnh ghép chính sách đồng bộ, mà còn là chìa khóa để mở ra một mô hình tăng trưởng mới – nơi mà tư duy thị trường, công nghệ và sáng tạo được đẩy lên hàng đầu.
Sự kết hợp giữa 2 nghị quyết cho thấy một tư duy phát triển mới: không chỉ khuyến khích kinh doanh, mà còn thúc đẩy làm giàu bằng tri thức, sáng tạo và công nghệ. Đây chính là thời điểm vàng để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam “lột xác” – từ chỗ bị coi là vệ tinh của nền kinh tế, trở thành lực lượng tiên phong xây dựng một Việt Nam tự cường, số hóa và thịnh vượng.
Đồng thời, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Trong tiến trình đó, hệ thống giáo dục đại học – cao đẳng giữ vai trò trung tâm trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển tri thức mới, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, quyết liệt và đầy tự tin, hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" . Trong bối cảnh đó, việc phát KHCN, ĐMST và CĐS không chỉ là động lực then chốt để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, mà còn là nền tảng để Việt Nam vượt qua thách thức, khẳng định vị thế trên trường quốc tế .
"Hà Nội là địa phương tập trung hơn 70% tổ chức KHCN, trường đại học, viện nghiên cứu và 82% phòng thí nghiệm của cả nước (trong đó có 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia), với hơn 65% nhà khoa học đầu ngành của cả nước đang sinh sống và làm việc. Thành phố xác định đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để Thủ đô tập trung đầu tư cho phát triển KHCN, ĐMST và CĐS".
Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) năm 2024, Hà Nội có 168 /800 doanh nghiệp KH&CN của cả nước (chiếm 21%). Thành phố có hơn 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, chiếm trên 26% cả nước. Hà Nội đã thu hút hơn 300 dự án đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 8 tỷ USD; Hà Nội tiên phong trong phát triển khu đô thị thông minh, tích hợp công nghệ AI, big data, và Internet vạn vật (IoT) vào quản lý hạ tầng đô thị, giao thông và y tế, góp phần tạo ra những đột phá trong năng lực cạnh tranh của thành phố. Trong năm 2024, lần đầu tiên UBND Thành phố đã trao tặng Bằng "Sáng kiến Thủ đô" cho 44 sáng kiến của 66 cá nhân là tác giả, đồng tác giả.