Kinh tế địa phương

An Giang nâng tầm vị thế trong xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Huy Thịnh 19/07/2025 21:06

Ngày 18/7 vừa qua, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại Du lịch tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị xây dựng kế hoạch 6 táng cuối năm, trong đó lấy doanh nghiệp làm “trung tâm” để nâng tầm vị thế.

gen-n-Hoi nghi Trung xuc tien DTTMDL (02)
Các doanh nghiệp góp ý với Hội nghị xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh An Giang

Nâng tầm vị thế

Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch An Giang (Trung tâm), bà Quảng Xuân Lụa cho biết, sau khi sáp nhập 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang đã tăng lên gấp đối số lượng trên 300.000 doanh nghiệp với đa dang ngành nghề và kim ngạch xuất khẩu tăng lên trên 2 tỷ USD. Trong đó 2 mặt hàng chiến lược mang về nhiều ngoại tệ lớn mạnh nhất đó là xuất khẩu lúa gạo và thủy sản. Việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra nhiều dư địa và không gian phát triển mới. Cụ thể, với diện tích hơn 9.888km2, tỉnh hội tụ đủ các yếu tố “đồng bằng - đồi núi - biển đảo - biên giới”, có tiềm năng lớn về nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, kinh tế biên mậu, logistics, du lịch và đô thị thông minh, nhất là du lịch biển chất lượng cao. Quy mô dân số gần 5 triệu người, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ tạo ra thị trường tiêu dùng nội địa lớn mà còn là điều kiện để thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Tại buổi Hội nghị, nhiều đại biểu là các doanh nghiệp của 2 tỉnh An Giang cũ và Kiên Giang đều mong muốn Trung tâm cần có chiến lược dài hạn để kết nối cung cầu trong và ngoài nước. Trong đó cần chú trọng thị thường trong tỉnh với gần 5 triệu dân theo phương châm “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Riêng các doanh nghiệp trong tỉnh cũng mong muốn có sự liên kết hỗ trợ và tiêu thụ hàng hóa lẫn nhau. Đặc biệt là chung tay xây dựng hệ sinh thái công nghiệp và công nghiệp chế biến chất lượng cao để nâng tầm vị thế và cạnh tranh quốc tế.

Bà Hồ Kim Liên – Chủ tịch Hiệp hội nước nắm Phú Quốc nêu ý kiến, hiện nay tỉnh An Giang mới có thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, tiêu Phú Quốc, Mắm Châu Đốc, đặc sản trái cây, gạo chất lượng cao… và hàng trăm sản phẩm OCOP ở địa phương rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để tham gia được chuỗi giá trị của thị trường tiêu thụ thì cần có sự giúp sức của Trung tâm và các Hiệp hội, Hợp tác xã gắn kết liên hoàn với nhau. Trong đó vai trò của Trung tâm sẽ là chủ công để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ghi nhận các ý kiến trên, bà Quãng Xuân Lụa – Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch An Giang cho biết thêm, trong 6 tháng đầu năm 2025, Trung tâm đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh. Cụ thể đã triển khai thực hiện được 36 hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Trong đó, xúc tiến trong tỉnh được 15 hoạt động; xúc tiến ngoài tỉnh 10 hoạt động; xúc tiến nước ngoài 3 hoạt động, hoạt động liên quan đến xúc tiến được 3 hoạt động; hoạt động tuyên truyền quảng bá được 5 hoạt động. Thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 61 sự kiện, trong đó 37 sự kiện trong nước, 24 sự kiện nước ngoài (thương mại: 50 sự kiện, du lịch: 11 sự kiện) để doanh nghiệp biết và tham gia nếu có nhu cầu.

“Qua đó, đã hỗ trợ cho 328 doanh nghiệp tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa; kết nối, hợp tác phát triển tour, tuyến, sản phẩm du lịch. Trong đó, có 03 doanh nghiệp đã kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm yến sang thị trường Trung Quốc; ký kết 6 hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp tại Thái Lan sự kiện với tổng giá trị hơn 550.000 USD; 03 doanh nghiệp kết nối, đưa hàng vào 03 hệ thống trung tâm mua sắm của Long Beach Mart, King Kong và Siêu thị Đức Thạnh 2”, bà Lụa chia sẻ.

Trung tâm làm bệ đỡ cho sản phẩm Kiên Giang vươn xa
Trung tâm xuc tiến lấy doanh nghiệp làm "trung tâm" để xây dựng kế hoạch hoạt động

Định vị tương lai

Việc sáp nhập thành tỉnh An Giang mới đã tao ra quy mô nền kinh tế lớn và nhiều dư địa cũng như mở rộng không gian phát triển. Theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh với với làn sóng hàng hóa và nhà đầu tư mới. Và hình thành thị trường lớn về tiêu thụ, sản xuất của nhà đầu tư và nhu cầu xuất khẩu…. Đây không chỉ đối với doanh nghiệp, mà cũng là áp lực với Chính quyền địa phương. Do vậy trong Kế hoạch hoạt động xúc tiến của Trung tâm từ nay đến cuối năm 2025 đã thể hiện rất nhiều việc phải làm, với mục tiêu chung là hướng tới doanh nghiệp và lấy doanh nghiệp làm “trung tâm” cho mọi hoạt động xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Giám đốc Trung, bà Quãng Xuân Lụa cho biết, nhằm củng cố máy nhân sự của Trung tâm mới và tăng tốc từ nay đến cuối năm để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của Trung tâm gần như khối lượng công việc phải tăng gấp đôi so với trước khi nhập tỉnh. Những mục tiêu cụ thể như: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, bình đẳng; cải cách thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi để ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các nhóm ngành kinh tế then chốt, tạo đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; vận dụng triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương để tập trung thu hút các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư.

Tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, khai thác tốt các thị trường hiện có, chú trọng tìm kiếm khách hàng và thị trường mới; nắm bắt thông tin, nhu cầu của thị trường, khai thác và phát triển thị trường nội địa, thị trường nước ngoài nhằm xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh như: nông sản, thủy sản;… Tổ chức triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước kịp thời, hiệu quả. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại; các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động xúc tiến.

Tiếp tục quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh; các khu, điểm, tour, tuyến du lịch và các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp; liên kết với các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, hình thành liên kết các tour, tuyến du lịch của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; kết hợp với các hoạt động xúc tiến nước ngoài để mời gọi đầu tư phát triển du lịch và thu hút khách du lịch. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Huy Thịnh