Vietnam Airlines (HVN) được gia hạn trả nợ, lợi nhuận dự báo tăng mạnh
Dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của Vietnam Airlines (HVN) sẽ tăng lên trên 24% trong năm 2025.
Tiếp tục tái cơ cấu tài chính
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HVN) sẽ tiếp tục được các tổ chức tín dụng gia hạn thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay của HVN thêm 3 năm. Thay vì mốc thời gian cuối cùng là 31/12/2024 như quy định trước đó, các tổ chức tín dụng hiện được phép gia hạn thời gian cơ cấu nợ cho Vietnam Airlines đến không muộn hơn ngày 31/12/2027, theo quyết định tại Thông tư số 16/2025/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.

Theo Thông tư, trong thời gian cơ cấu nợ, các khoản vay của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và hệ thống tài chính.
Ngoài ra, Thông tư mới cũng bổ sung trách nhiệm của cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát việc trả nợ vay tái cấp vốn. Cụ thể, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, cơ quan thanh tra sẽ phải có văn bản thông báo vi phạm trong vòng 3 ngày làm việc, đồng thời gửi thông báo tới các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước để xử lý theo đúng quy định.
Cùng với việc được gia hạn nợ, tạo cơ hội trong lộ trình tái cấu trúc, cải thiện năng lực tài chính của Vietnam Airlines hậu Covid-19, hãng hàng không quốc gia có niêm yết này cũng đã thực hiện kế hoạch phát hành quyền mua cổ phần Giai đoạn 1 của HVN đã được phê duyệt, với ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/07/2025 vừa qua. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của HVN tăng lên 31,1 nghìn tỷ đồng +41% so với hiện tại. 9 nghìn tỷ đồng thu được sẽ được sử dụng để (1) thanh toán các khoản phải rả cho nhà cung cấp, và (2) trả nợ vay trong giai đoạn 2025–2026.
Được biết trong iai đoạn 2 của đợt phát hành, với quy mô tối đa dự kiến là 13 nghìn tỷ đồng đang được nghiên cứu. Theo ban lãnh đạo, việc triển hai cũng như quy mô thực tế của Giai đoạn 2 sẽ phụ thuộc vào nhu cầu vốn trong tương lai.
Song song, Vietnam Airlines cũng lên kế hoạch thực thi các phương án tái cơ cấu vốn tại các công ty con đã được phê duyệt, theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025. Trong đó, dự kiến sẽ thoái toàn bộ vốn tại TCS (dịch vụ hàng hóa hàng không – HVN sở hữu 55%) trong giai đoạn 2025–2026, trong khi Skypec (nhiên liệu hàng không – HVN sở hữu 100%) dự kiến thoái vốn trong năm 2027, theo chia sẻ của ban lãnh đạo. Tuy nhiên đây là các phương án trong hoạt động tái cơ cấu và có tính dài hạn hơn; Tổng Công ty sẽ chưa được dự phóng bất kỳ khoản lợi nhuận bất thường nào từ các hoạt động tái cơ cấu này khi chưa có thông tin cụ thể.
Dự báo tiếp tục "ăn nên làm ra"
Theo số liệu tại báo cáo tài chính quý I/2025, Vietnam Airlines ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý I/2025, với lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt gần 3.625 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản hợp nhất của Vietnam Airlines đạt 59.838 tỷ đồng, tăng hơn 1.650 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm chủ yếu với 40.430 tỷ đồng, giảm 418 tỷ đồng so với số đầu năm, trong đó chủ yếu là tài sản cố định.
Tổng nợ phải trả của HVN giảm từ 67.531 tỷ đồng xuống còn 65.692 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ dài hạn, trong đó nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, ở mức 56.399 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, vay và nợ thuê tài chính giảm 832 tỷ đồng còn 19.650 tỷ đồng. Nợ dài hạn giảm 5,6% xuống còn 8.753 tỷ đồng, nhờ hãng trả bớt nợ vay, chi phí tài chính dài hạn cũng giảm nhẹ.
Tại ngày 31/3, khoản lỗ lũy kế chưa phân phối của HVN giảm từ -33.164 tỷ đồng còn -30.125 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm nhưng đã cải thiện so với trước đây và Tổng công ty vẫn còn cần phải tiếp tục đẩy mạnh lộ trình tái cấu trúc toàn diện với đa dạng phương thức, trong đó có sự hậu thuẫn từ phía ngân hàng khi cho phép gia hạn khoản vay tái cấp vốn dài hạn nhằm tăng cơ hội tích lũy nguồn lực, cải thiện đội tàu bay, khắc phục dần lỗ lũy kế và tiến đến đẩy mạnh tăng trưởng.
Về kế hoạch kinh doanh, với giá nguyên liệu và nhu cầu hàng không tăng cao, Tổng công ty được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà ăn nên làm ra trong năm nay.
Chứng khoán Vietcap (VCI) dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2025 của Vietnam Airlines sẽ tăng 24,6% YoY. Điều này được củng cố bởi các dự phóng của gồm: (1) chỉ số ghế luân chuyển (ASK) tăng 5,1% YoY và hệ số lấp đầy đạt mức kỷ lục 82,4% (+1,7 điểm % YoY; so với mức trung bình 79,5% trong giai đoạn 2015–2019), được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu hụt máy bay đang diễn ra và nhu cầu du lịch tăng mạnh; (2) lợi suất duy trì ở mức cao 2.009 đồng/khách-km (đi ngang so với cùng kỳ; 120% so với mức năm 2019), trong bối cảnh cung-cầu thắt chặt, cạnh tranh hạn chế và HVN cung cấp thêm hạng vé phổ thông đặc biệt; và (3) giá nhiên liệu máy bay giảm 11% YoY xuống 85 USD/thùng, dựa trên dự báo giá Brent nội bộ của VCI đưa ra là 65 USD/thùng.
Dự báo xa hơn cho 2026 và 2027, tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS của Vietnam Airlines theo VCI dự phóng, lần lượt là -8,1%/+8,9% YoY. Trong các năm 2026/2027, Vietcap dự phóng ASK sẽ tăng 8,0%/7,5% YoY, trong khi hệ số lấp đầy giảm xuống 80,6%/79,3% (-1,8 điể %/-1,2 điểm % YoY). Với kỳ vọng Pratt & Whitney sẽ dần trả lại động cơ trong giai đoạn 2026–2028 (điều đã được Lãnh đạo HVN đề cập tại ĐHCĐ từ 2024) và cạnh tranh nội địa sẽ gia tăng với sự trở lại của Vietravel Airlines và sự ra mắt của Sun Phu Quoc Airways vào nửa cuối năm 2025; Theo đó, các chuyên gia chứng khoán dự phóng lợi suất sẽ giảm 7% YoY trong năm 2026 xuống 1.868 đồng/ngườikm, mặc dù vẫn cao hơn 12% so với mức năm 2019. Đối với năm 2027, kỳ vọng lợi suất sẽ duy trì ổn định so với cùng kỳ.
Các nhà phân tích lưu ý rủi ro/yếu tố hỗ trợ đối với HVNbao gồm: Tăng trưởng các chuyến bay quốc tế chậm hơn/nhanh hơn dự kiến; giá ầu duy trì cao hơn/thấp hơn; lợi nhuận từ thoái vốn công ty con và công ty liên kết cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến và tỷ giá USD/VND thấp hơn hoặc cao hơn.
Theo đó, Vietcap nâng giá mục tiêu cho HVN lên 37.100 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ "Phù hợp thị trường" lên "Khả quan". Giá mục tiêu cao hơn được phản ánh (1) dự báo LNST sau lợi ích CĐTS các năm 2025/2026 cao hơn lần lượt 28 lần/10 lần, khi HVN ghi nhận lợi nhuận dương trở lại vào năm 2024 (so với kỳ vọng trước đây) và KQKD quý I/2025 tốt hơn kỳ vọng, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh hơn và giá dầu thấp hơn dự kiến, và (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang giữa năm 2026.