Trong thế giới phim ảnh, những nhân vật ông chủ, người sếp thường chia ra hai thái cực: một là những người tốt, luôn thấu hiểu nhân viên của mình; còn một bên là những người rất hà khắc, đối xử tệ với cấp dưới. Dù có khuyết điểm, thế nhưng cách họ vận hành phòng ban là điều làm nhân vật đó trở nên nổi tiếng và khiến khán giả yêu thích hoặc chán ghét.
Và họ là:
Bài học: Hãy đối xử với nhân viên như cách mình mong muốn người khác đối xử với mình
Nhân vật này khá tốt tính, thường rất tôn trọng những ý kiến của nhân viên, tổ chức nhiều hoạt động teambuilding, có nhiều trợ cấp cho nhân viên.
Thế nhưng Michael Scott không phải là một mẫu sếp phù hợp. Nguyên nhân vì anh ấy đã nhầm lẫn mình có thể lãnh đạo nhân viên dựa vào việc trở thành bạn của họ.

 

Trong môi trường công sở, việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân viên và đồng nghiệp luôn rất cần thiết. Tuy nhiên tạo ra quá nhiều sự thoải mái sẽ khiến nhân viên hiểu sai đi vị trí của một người sếp.
Khi người sếp không thể xây dựng được ranh giới phù hợp, nhân viên rất dễ xao nhãng công việc của mình.
Tuy nhiên, nhìn chung thì nhân vật này cho khán giả, đặc biệt là những người lãnh đạo, thấy được rằng nên đối xử tôn trọng với nhân viên, đồng thời phải tạo được sự cân bằng giữa tình bạn và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên.
Hay nói cách khác, khi đi làm thì quan trọng nhất là công việc, sau đó mới đến việc vui chơi.
Bài học: Cần tạo nên và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho bản thân và cho nhân viên
Miranda Priestly là một đối cực của nhân vật Michael Scott ở trên. Trong “The Devil Wear Prada”, Priestly là tổng biên tập của tạp chí Runway Magazine, nổi tiếng với sự cầu toàn khiến đồng nghiệp lẫn nhân viên sợ phát khiếp.

 

Yêu cầu của cô rất cao, nhưng cô lại không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào. Điều đó khiến nhân viên phải lo lắng và làm việc liên tục 24/7.
Mặc dù sự cầu toàn đã giúp sự nghiệp của nhân vật này thành công. Thế nhưng không thể phủ nhận Priestly bị mất cân bằng nghiêm trọng giữa công việc và cuộc sống. Nhân vật Andy, trợ lý của Priestly, cũng không chịu nổi và chọn cách ra đi.
Trong đời thực, sự mất cân bằng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và tâm trạng của người lãnh đạo, từ đó ảnh hưởng tương tự đến nhân viên. Theo một nghiên cứu từ Mercer, ⅓ người lao động thường sẽ nghỉ việc trong vòng 12 tháng, và cảm xúc là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng này.
Từ nhân vật Priestly, người lãnh đạo cần thấy được tầm quan trọng của việc giữ cân bằng công việc - cuộc sống. Đây có thể xem là ưu tiên hàng đầu để duy trì một lực lượng lao động vui vẻ và năng suất. Mục tiêu cuối cùng là giúp các nhân viên luôn cảm thấy được giúp đỡ và xem trọng.
Bài học: Hãy công nhận những thành quả của nhân viên khi họ xứng đáng
Trong “The Simpsons”, Mr.Burns là chủ sở hữu Nhà mát Hạt nhân và là người giàu nhất Springfield. Đây là một nhân vật thô lỗ, không tôn trọng mọi người, đặc biệt là nhân viên của mình. Thậm chí ông ta không ngần ngại đặt nhân viên vào những tình huống cực kỳ nguy hiểm chỉ để cắt giảm chi phí và mở rộng đế chế tài chính của mình.

 

Trong kinh doanh, mặc dù mục tiêu chính là đem lại lợi nhuận, thế nhưng một dự án có thể sụp đổ nếu người chủ không quan tâm những mục tiêu khác, chẳng hạn việc đề cao và tôn trọng nhân viên.
Vậy nên những người lãnh đạo cần dành thời gian để tìm hiểu về nhân viên, xác định và hiểu được mục đích của họ, từ đó dành ra sự công nhận khi nhân viên xứng đáng được nhận. Hoặc lãnh đạo có thể đưa ra những phản hồi, những buổi gặp mặt thường xuyên để bày tỏ sự quan tâm của mình.
Nếu gặp vấn đề tài chính, hãy đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để thu hẹp các khoản cắt giảm và đầu tư phù hợp hơn, thay vì để nhân viên gánh tất cả. Chẳng hạn, người lãnh đạo có thể cải tiến quy trình tuyển dụng và xét tuyển để chọn người có năng suất và thành tích cao nhất, chứ không phải chọn một người có mức lương thấp nhất.
QUÂN BẢO