Mức này cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia khác như Mỹ (9-10%) hay các nước châu Âu (12%) và mức trung bình của thế giới là 15%.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên như sự thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng; hạ tầng cơ sở yếu, hệ thống phân phối và kho bãi bố trí chưa hợp lí... Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề cần ưu tiên giải quyết triệt để là sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics.

Đầu tiên là sự thiếu liên kết gữa các doanh nghiệp logistics trong nước vốn nhỏ cả về quy mô và tiềm lực. Việc này đỏi hòi cần có chính sách thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệplogistics trong nước với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc chưa có sự liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI trong ngành logistics cũng là vấn đề cần chú trọng. Cần phải tạo ra sự kết nối giữa các doanh nghiệp logistics trong nước vốn có lợi thế về am hiểu thị trường và hạ tầng cứng sẵn có (đất đai) với các doanh nghiệp FDI để tận dụng những ưu thế của họ về công nghệ, sự chuyên môn hóa cao mới có thể tạo ra động lực phát triển.
Hiện CICT đang chủ động áp dụng chiến lược thuê ngoài logistics, có nghĩa là kết hợp với các đơn vị vận tải khác như đường bộ, đường sông, đại lý, khai hải quan… để cung cấp dịch vụ logistics trọn gói tới khách hàng. Tuy nhiên, có một thực tế là các doanh nghiệp logistics trong nước mà CICT có thể liên kết vẫn còn hạn chế cả về quy mô, số lượng và trình độ.

Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu và có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết để các doanh nghiệp logistics có môi trường phát triển.