Thực tế, công nghệ dệt nhuộm ngày nay đang ở mức rất cao, Hà Lan đã phát triển được công nghệ nhuộm không cần nước. Tại Việt Nam, đã có dự án nhuộm không sử dụng hóa chất, xử lý nước thải bằng công nghệ điện phân. Do vậy, cần có cái nhìn công bằng hơn đối với các dự án dệt nhuộm. Thay vì ngăn chặn, các địa phương có thể lựa chọn các dự án có hàm lượng công nghệ cao, bảo đảm yếu tố môi trường.

Khó khăn trong tìm kiếm địa điểm đầu tư là một trong những nguyên nhân khiến khâu thượng nguồn hay công nghiệp hỗ trợ của dệt may Việt Nam vẫn “lẹt đẹt” trong nhiều năm qua. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giá trị thặng dư không cao do phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, cụ thể là sợi và vải. Mặt khác, để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và CPTPP, điều kiện tiên quyết là phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ vải và sợi. Đây thực sự là thách thức lớn của dệt may Việt Nam.

Bảo Lâm ghi