Ông

Ông Borge Brende - Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới .

Phát biểu tại Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam do VCCI tổ chức, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ông Borge Brende cho biết, diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 vừa kết thúc, với nhiều thông điệp và hình ảnh đẹp về thành tựu kinh tế và con người Việt Nam đã được đưa ra như những bài học cho các nền kinh tế đang phát triển khác. Điều nay cho thấy sự quan tâm của toàn cầu đối với thị trường Việt Nam. Theo đó, Việt Nam được xem như một trong những điểm sáng đích đến của các dòng vốn đầu tư.

Theo chia sẻ của Chủ tịch WEF, từ năm 2010 đến nay, WEF đã chứng kiến sự tăng trưởng vị thế tuyệt vời của Việt Nam với GDP tăng gần gấp đôi trong 8 năm, xuất khẩu tăng gần gấp 3 lần, giá trị thị trường chứng khoán tăng gần gấp 2 lần, thương mại phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Quan trọng hơn đó là tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm nhanh, năm 1990 tỷ lệ đói nghèo là 50% thì nay chỉ còn 3%.

Ngoài ra, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt khoảng 7% trong năm 2018. Những con số này cho thấy sự thành công của Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc.

Theo đó, bài học về giảm nghèo của Việt Nam cũng được xem là bài học điển hình được các chuyên gia tại phiên bế mạc WEF ASEAN 2018 là bài học điển hình dành cho các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới. Có được kết quả này, theo nhận xét của Chủ tịch WEF, Việt Nam đã xây dựng được những chính sách phá triển với các quy định phù hợp.

Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam không hề “ngủ quên” trong chiến thắng, và Việt Nam không hề có sự tự mãn, hơn thế nữa Việt Nam đang tiếp tục cải cách và thay đổi để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Ông

Chủ tịch WEF cũng chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong nền kinh tế tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng trong bức tranh kinh tế mà Việt Nam đã có được như vừa nêu, Chủ tịch WEF cũng chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong nền kinh tế.

Một là, hiện nay, nợ công, nợ Chính phủ của Việt Nam có xu hướng tăng cao và tăng nhanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam đã kiểm soát được tỷ lệ nợ này một cách hợp lý, đảm bảo tài chính bền vững. Điều đáng nói, không phải thị trường kinh tế mở nào cũng có thể làm được điều này. Việc đồng tiền tệ mất giá, khối nợ lớn chính là những điểm bất lợi của mỗi nền kinh tế.

Hai là, hệ thống ngân hàng đang nhìn thấy điểm yếu của hệ thống tài chính toàn thế giới, việc cải cách ngân hàng đảm bảo hệ thống minh bạch, mở hơn trong tương lai. Chúng tôi mong muốn có sự mở của ngành tài chính ngân hàng này nhiều hơn. Khi mở cửa thị trường, những năm đầu có thể gặp phải những khó khăn, tuy nhiên những năm sau sẽ có tính cạnh tranh và tiếp cận được những nền kinh tế mới.

Ba là, tôi nhận thấy, Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ thương mại tự do toàn cầu lớn nhất. Điều này được thể hiện ở việc, Hiệp định đối tác toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Để tham gia vào Hiệp định Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách hành chính để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp định này.

Bốn là, được biết, các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang đóng góp vào 1/3 GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa được năng động và có tính cạnh tranh cao so với khu vực doanh nghiệp tư nhân. Thời điểm hiện ta, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tăng tính quản trị ở những doanh nghiệp nhà nước chưa tốt.

Năm là, hiện nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo môi trường kinh doanh của World Bank năm 2017 Việt Nam xếp thứ 68/159 quốc gia. Điều này một lần nữa cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện môi trường để tiến lên phía trước.