Các chuyên gia tư vấn

Các chuyên gia tư vấn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các dự án tham dự buổi coaching.

Đó chính là những lời khuyên được các nhà tư vấn đưa ra tại buổi tư vấn TOP 20 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2018, do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, mới đây.

Nhiều dự án có hàm lượng đặc thù về công nghệ

Nhà

Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp – Tổng thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Chia sẻ về ý nghĩa của buổi coaching, Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp – Tổng thư ký Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cho biết: “Buổi coaching sẽ góp phần giúp các dự án, nhìn thấy được những điểm còn hạn chế, thông qua những chia sẻ, góp ý từ các chuyên gia tư vấn đầu ngành như tài chính, công nghệ, đầu tư.... qua đó các dự án sẽ hoàn thiện hơn về kế hoạch tài chính, nhân sự, phân tích thị trường cũng như việc nhận diện đối thủ”.

Theo nhận định của các chuyên gia tư vấn, nhìn chung, các dự án năm nay có tính khả thi. Tính khả thi của dự án được xuất phát từ chính kinh nghiệm của những nhân sự đã có kinh nghiệm phát triển dự án trong thực tế. Bên cạnh đó, các dự án cũng có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực mà dự án mình hoạt động, bài toán cung – cầu xây dựng sát với thực tế và đáp ứng được nhu cầu rõ ràng của thị trường.

Ông

Ông Chu Tuấn Anh - Giám Đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Theo chia sẻ của ông Chu Tuấn Anh - Giám Đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech, một trong những chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ đánh giá: “Chương trình Quốc gia Khởi nghiệp năm 2018 đã có những dự án với hàm lượng đặc thù về công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0. Đây là điều tuyệt vời và kịp thời của các dự án khởi nghiệp hiện nay”.

Cũng theo ông Chu Tuấn Anh, mặc dù, hiện nay, Việt Nam mới chỉ đang “chập chững” nói về 4.0, và việc ứng dụng công nghệ 4.0 cũng đang ở những giai đoạn đầu, trong khi đó, thế giới đã ứng dụng cực kỳ phổ biến những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp này. Ví dụ như Trung Quốc, người nông dân cũng đã rất thành thạo ứng dụng 4.0 trong hoạt động sản xuất của mình.

Đây là điểm xuất phát để những năm sau, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia sẽ có thêm ngày càng nhiều các dự án khởi nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0”, ông Chu Tuấn Anh khẳng định.

Hai yếu tố để gọi vốn thành công

Bên cạnh những thế mạnh như vừa nêu, các dự án tham gia buổi coaching, vẫn còn những hạn chế nhất định, liên quan đến kỹ năng lập báo cáo tài chính, cụ thể là việc định giá cố phần, số vốn kêu gọi đầu tư, đâu là điểm hoà vốn....

Ngoài ra, cũng phải kể đến hạn chế về việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển sản phẩm, marketing, và việc xây dựng chuỗi giá trị chưa phù hợp với thực tế.

Ông

Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia.

Nhận định rõ hơn về những hạn chế này, ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cho biết: “Mặc dù, đã có những dự án đã triển khai trong thực tế, có doanh thu, lợi nhuận, song khi viết tài liệu, hồ sơ khởi nghiệp, thì lại rất đơn giản nếu không muốn nói là sơ sài. Chính việc thiếu các kỹ năng căn bản sẽ làm cho các dự án cảm thấy khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án ở những giai đoạn tiếp theo”.

ông

Ông Hoàng Văn Dũng -Phó Giám đốc Phụ trách Ban Đầu tư, Ngân hàng TMCP SHB.

Đồng tình với quan điểm này, nhìn ở góc độ nhà đầu tư, ông Hoàng Văn Dũng -Phó Giám đốc Phụ trách Ban Đầu tư, Ngân hàng TMCP SHB cho rằng: “Trong cùng một phân khúc sản phẩm của dự án, nhóm dự án phải phân tích thật kỹ công thức SWOT, để biết được, đối thủ của mình là những ai? Sản phẩm của họ như thế nào? Ưu thế sản phẩm của mình ra sao? Đâu là hạn chế trong sản phẩm của họ để khi chào đầu tư, dự án có thể show ra”.

Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Văn Dũng cũng cho rằng, để khởi nghiệp, bên cạnh việc phải có kỹ năng quản trị, phân tích thị trường, marketing, báo cáo tài chính, thì hai yếu tố quan trọng nhất với nhà đầu tư đó chính là sản phẩm và nhân sự.

Cụ thể, về yếu tố sản phẩm, trước tiên, sản phẩm phải đáp ứng được đúng nhu cầu thực tế của thị trường. Ngoài ra, quan trọng hơn cả, nhà đầu tư phải nhìn thấy được sự khác biệt giữa sản phẩm của dự án so với các doanh nghiệp khác. Nghĩa là, dự án phải chỉ ra cho nhà đầu tư thấy được, lý do tại sao khách hàng phải mua sản phẩm của dự án mà không phải là sản phẩm của doanh nghiệp khác?

Trên thực tế, có những dự án mặc dù ý tưởng được đánh giá là hay, mới mẻ nhưng nhóm dự án lại không phân tích được, trong phân khúc đấy sản phẩm của họ hơn đối thủ ở những điểm nào, dẫn đến các nhà đầu tư e ngại rằng, ý tưởng hay nhưng biết đâu trên thị trường đã có những giải pháp tương tự.

Về yếu tố nhân sự, các nhà đầu tư kỳ vọng, nhân sự setup ra dự án đó phải là những người hiểu rất sâu về sản phẩm, bởi nhà đầu tư, là những người có thế mạnh về tài chính, kỹ năng quản trị tài chính, marketing, nên cái mà nhà đầu tư họ nhìn thấy ở dự án thiếu đó là những người am hiểu chính sản phẩm đấy.

Vì vậy, theo các chuyên gia tư vấn tại buổi coaching, đấy là 2 yếu tố căn bản quyết định việc nhà đầu tư có đầu tư cho dự án của nhóm khởi nghiệp hay không?

Còn tất nhiên, với dự án hội tụ đầy đủ yếu tố về nhân sự, am hiểu sản phẩm, thị trường, markeitng thì rất là tuyệt với”, ông Hoàng Văn Dũng khẳng định.

Nhận thấy kỹ năng thuyết trình cũng là một trong những hạn chế của các nhóm dự án khởi nghiệp, chính vì vậy, BTC cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia năm 2018 đã dành một phần, để training kỹ năng thuyết trình, bên cạnh hoạt động tư vấn cho các dự án.

9 điểm cốt lõi trong bài thuyết trình

Ông

Ông Nguyễn Tiến Trung đã chỉ ra 9 điểm cốt lõi, khi thuyết trình các nhóm dự án cần phải lưu ý.

Theo đó, ông Nguyễn Tiến Trung đã chỉ ra 9 điểm cốt lõi, khi thuyết trình các nhóm dự án cần phải lưu ý. Trong đó, điều quan trọng đầu tiên, các dự án khi thuyết trình phải tuân thủ yếu tố thời gian của BTC và bài thuyết trình cần phải được làm rõ 9 nội dung sau. 

Cụ thể, Một là, vấn đề của thị trường, khách hàng; Hai là, quy mô thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu; Ba là, công nghệ, tuyên ngôn giá trị; Bốn là, kiểm chứng vấn đề; Năm là, Chiến lược thị trường: Đối thủ, lợi thế cạnh tranh, điểm khác biệt; Sáu là, mô hình kinh doanh; Bảy là, tài chính (vốn, các chỉ số tài chính, điểm hoà vốn, doanh thu, lợi nhuận); Tám là, lộ trình triển khai; Chín là, số vốn cần gọi (cần gọi bao nhiêu, dùng vào việc gì?);