gdgf

: Khảo sát được công bố tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2021 do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức.

Báo cáo “Chuyển đổi số ở Việt Nam: Khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN)” dựa trên phát hiện từ khảo sát doanh nghiệp, phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm được thực hiện trong năm 2019-2020 với quản lý từ trung đến cao cấp tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Nghiên cứu viên và Giám đốc Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số (CODE) Đại học RMIT Việt Nam Phó giáo sư Jerry Watkins cho biết lãnh đạo DNNN và DNVVN nhìn chung tự tin và lạc quan về chuyển đổi số cũng như nhu cầu chuyển đổi ngành nghề hay doanh nghiệp của họ vào không gian số. Tuy nhiên, kết quả trả lời theo khu vực kinh tế (một, hai và ba) cho thấy doanh nghiệp thuộc từng khu vực có ưu tiên hơi khác nhau trên hành trình chuyển đổi số.

fdf

Các mục tiêu chuyển đổi số của DNNN và DNVVN.

“Nghiên cứu cho thấy, đối với một vài DNNN và DNVVN, vấn đề chính họ gặp phải là thiếu lãnh đạo am hiểu quá trình chuyển đổi số”, Phó giáo sư Watkins nói.

Nhóm nghiên cứu còn xem xét hai năng lực thiết yếu doanh nghiệp cần có để chuyển đổi số thành công.

“Năng lực quản trị chuyển đổi dựa trên ba khái niệm: quản trị, chiến lược và văn hóa, và mô tả hiệu quả lãnh đạo của ban lãnh đạo trong quá trình dẫn dắt doanh nghiệp – gồm cán bộ nhân viên, các nhà cung cấp và khách hàng – hướng tới chuyển đổi số”, ông giải thích.

“Trong khi đó, năng lực kỹ thuật số chỉ ra cách doanh nghiệp tận dụng công nghệ định hướng dữ liệu như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và internet vạn vật, để mở rộng quy mô hoạt động, thu hút khách hàng và gia tăng giá trị”.

Các mục tiêu chuyển đổi số theo khu vực của nền kinh tế.

Các mục tiêu chuyển đổi số theo khu vực của nền kinh tế.

Nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp ở khu vực hai của nền kinh tế, trong đó có ngành sản xuất và xây dựng, có vẻ không sẵn sàng chuyển đổi số bằng doanh nghiệp thuộc khu vực một và ba.

Phó giáo sư Watkins phân tích: “Liên quan đến năng lực quản trị chuyển đổi, báo cáo cho thấy quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp thuộc khu vực hai có chiến lược chuyển đổi số chưa phù hợp và/hoặc thiếu định hướng, với mức độ tương tác trong doanh nghiệp quanh chuyển đổi số ở mức khá thấp. Doanh nghiệp khu vực hai nhìn nhận có phần tiêu cực về đầu tư cho công nghệ định hướng dữ liệu và nhân viên cũng có nhận thức tương tự về nền tảng kỹ thuật số”.

Phó giáo sư Watkins nhấn mạnh rằng tham vọng “chuyển đổi số” vượt xa khỏi số hoá nhằm tạo ra “các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới và làm suy yếu các cách thức cung cấp dịch vụ hiện có”.

“Mục tiêu của chuyển đổi số không phải là cải tiến một lần đối với các quy trình hiện có, cũng không nên mong đợi kết quả tức thì. Thay vào đó, chuyển đổi số thực sự sẽ đổi mới mô hình kinh doanh, sử dụng dữ liệu hoạt động và dữ liệu khách hàng nhằm liên tục tạo ra giá trị mới trong thời gian dài”.

Lên kế hoạch và thực hiện chuyện đổi số là việc không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận khác nhau, và vì vậy không có một lộ trình rõ ràng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đã đề xuất một số bước quan trọng để chuyển đổi số thành công dành cho các công ty đang mong muốn chuyển đổi số và nắm bắt những lợi thế mà quá trình này mang lại cho công ty của họ.