Tiền gửi tiết kiệm của cư dân tại các TCTD giảm, nhưng các tổ chức kinh tế lại tăng tiền gửi tiết kiệm.

Tiền gửi tiết kiệm của cư dân tại các TCTD giảm, nhưng tỷ lệ gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng lên trong COVID-19

Vừa qua, NHNN đã có quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc dành cho ngân hàng Agribank. Ngoài Agribank, đến nay, tất cả các ngân hàng đều phải áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng; 1% đối với khoản tiền gửi trên 12 tháng. Và việc các ngân hàng khác không được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như Agribank là có nguyên do.

Thứ nhất, Agribank là ngân hàng có đặc thù cho vay tam nông, 100% vốn sở hữu của Nhà nước. Do đó, ngân hàng này thực hiện các chính sách cho vay nông nghiệp, an sinh theo quyết sách Chính phủ và NHNN.

Thứ hai, với các ngân hàng nói chung, thanh khoản hiện tại không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Mặc dù tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại các TCTD đã giảm xuống mức thấp, song các tổ chức kinh tế lại tăng tiền gửi tiết kiệm. Theo thống kê của NHNN, đến tháng 5/2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lẫn dân cư vẫn có mức tăng lần lượt 3,26% và 2,60% so với cùng kỳ 2020. Bên cạnh đó, hệ thống cũng ghi nhận có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động cục bộ và tăng lãi suất huy động để bổ sung vốn kinh doanh trên thị trường trái phiếu, tuy nhiên thanh khoản vẫn rất dồi dào.

Chưa kể, việc NHNN tháo được “vòng kim cô” về việc đặt Việt Nam vào đích ngắm thao túng tiền tệ, cũng giúp NHNN có thể điều tiết cung tiền qua việc mua vào ngoại tệ kỳ hạn một cách hợp lý. “Ngành ngân hàng tuy không còn dư địa nới lỏng tiền tệ rộng hơn, nhưng giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho toàn hệ thống là như trường hợp Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) là chưa cần thiết. Việc giảm lãi vay cho nền kinh tế lúc này đối với các ngân hàng, vẫn cần dựa trên hạ biên lợi nhuận ròng- hy sinh lợi nhuận đúng nghĩa, sẽ đạt hiệu quả”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính đánh giá.