- Là nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP và hiện cũng nước có đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam. Ông nhận định như thế nào về những lợi ích và thách thức mà Hiệp định CPTPP đem lại cho doanh nghiệp Nhật Bản?

Với tư cách là nhà bán lẻ đang hoạt động tại Việt Nam, tôi cho rằng Hiệp định CPTPP đang có tác dụng và hỗ trợ rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt nam nói chung.

Rõ ràng Hiệp định CPTPP đang là cầu nối rất tốt, giúp cho chúng tôi tiếp cận được khá nhiều các nguồn hàng, nguồn nguyên liệu cuả nhiều nước khác nhau, trong đó có Nhật bản và nước sở tại là Việt Nam. Khi nguồn hàng hóa này được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, chắc chắn giá thành được rẻ đi rất nhiều so với trước đây. Trên cơ sở đó chúng tôi đã giảm được giá thành đáng kể cho người tiêu dùng khi mua sản tại Aeon. Đó chính là những ưu điểm mà CPTPP mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, việc mở rộng thị trường cũng đang  tạo ra vấn đề cạnh tranh trong cùng ngành nghề cũng như sự đa dạng của các sản phẩm đang có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ cạnh tranh nhiều hơn. Và đó chính là thách thức rất lớn đối với chung tôi.

ông Yasuo, Nishitohge – Tổng giám đốc Aeon Việt Nam

Ông Yasuo - Nishitohge – Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam

- Theo ông, Hiệp định CPTPP sẽ tác động như thế nào đến việc đầu tư mới các dự án doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian tới?

Ở góc độ của Aeon, như phần nội dung trên mà tôi vừa trình bày thì, Hiệp định này được mở ra sẽ tạo ra rất là nhiều cơ hội để chúng ta có thể nhập khẩu các sản phẩm, nguồn nguyên liệu, chủng loại hàng hóa từ nhiều nước khác nhau. Đương nhiên những phương thức, quy trình nhập khẩu sẽ được đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu so với trước đây.

Từ việc đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu sẽ tạo ra lượng hàng hóa rất lớn có mặt tại thị trường Việt Nam. Trên cơ sở đó, sẽ giảm đi các chi phi, thuế… và từ những yếu tố đó, chúng tôi kỳ vọng là có thể sẽ giảm được giá thành sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với lượng hòa nhiều như vậy cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và giá trị của sản phẩm khi nhập khẩu vào thị trương Việt Nam.

Do đó, chúng tôi cũng sẽ phải siết lại quy trình nhập hàng hóa để đảm bảo chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm đang sản xuất tại Việt Nam, chúng tôi sẽ khuyến nghị các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng cũng giá trị sản phẩm nếu muốn tồn tại ở Việt Nam, bằng không các doanh nghiệp Việt sẽ thua tại chính sân nhà của mình.

- Vậy Aeon đã có những chiến lược gì để chuẩn bị khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực?

Trong kế hoạch, chúng tôi đang có rất nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam. Do đó, ngoài việc mở rộng những trung tâm thương mại hiện hữu, chúng tôi đã có sự chuẩn bị nhập sẵn nguồn nguyên liệu như: sắt thép, vật liệu xây dựng… để trong quá trình đầu tư giảm bớt đi các chi phí.

Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng, từ việc giảm những chi phí này sẽ góp phần giàm đi giá thành sản phẩm để người tiêu dùng hưởng lợi. Ngoài ra, chúng tôi đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn nguồn hàng hóa ở Nhật Bản để nhập khẩu vào Việt Nam với mục tiêu là có được giá thành thấp nhất cho người tiêu dùng.

- Theo kinh nghiệm của ông thì, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tận dụng những lợi ích của Hiệp định CPTPP một cách tốt nhất?

Với góc nhìn của nhà bán lẻ đang đầu tư tại Việt Nam, tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo ra sự khác biệt để thể hiện mình, thông qua việc tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, quan tâm nhiều hơn tới giá trị sản phẩm để đưa ra thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận.

Bên cạnh đó, việc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản là hết sức cần thiết. Aeon sẵng sàng liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cung cấp đa dạng nguồn hàng hóa cho người tiêu dùng và trên tinh thần song phương để hàng hóa của Nhật Bản có mặt ở Việt Nam và ngược lạị, đặc biệt là các sản phẩm rau củ quả....

- Aeon có kiến nghị, đề xuất gì với các cấp chính quyền để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Có thể nói, việc mở cửa của Hiệp định CPTPP chắc chắn sẽ xuất hiện vấn đề cạnh tranh, đặc biệt là với lượng hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam rất nhiều như hiện nay. Do đó, ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi rất mong muốn Chính phủ giữa hai nước ký kết Hiệp định thương mại giống như Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi phải có sự quan tâm thực sự của hai Chính phủ Việt Nam – Nhật Bản mới có thể thành công.

mong muốn Chính phủ giữa hai nước ký kết Hiệp định thương mại giống như Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn Chính phủ giữa hai nước ký kết Hiệp định thương mại giống như Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc để có nhiều cơ hội giao lưu thương mại hàng hóa tốt hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, để các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn hơn khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời Chính phủ Việt Nam cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư để nhiều nhà đầu tư Nhật bản có cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Hiện tại chúng tôi đang có rất nhiều dự án chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam như: các cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng kinh doanh tiện ích ở các tỉnh thành phố…

Trong năm 2017, chúng tôi đã ký hợp tác với Hải Phòng và cam kết với một số địa phương khác. Tuy nhiên các địa phương đó phải đáp ứng được vấn đề cơ sở hạ tầng, vấn đề trung chuyển hàng hóa phải thuận lợi để doanh nghiệp có thể kinh doanh.

Một việc nữa là, hiện này với sản phẩm Táo, Lê… của Hàn Quốc khi nhập khẩu sang thị trường Việt Nam có giá rất rẻ, chỉ tương đương với giá của nước sở tại,  tuy nhiên, với sản phẩm cùng loại của Nhật bản khi có mặt ở thị trường Việt nam thì giá lại cao hơn gấp 3 lần so với thị trường Nhật Bản. Và nguyên nhân của việc giá cao này do thủ tục đóng gói, quá trình kiểm soát sản phẩm với số lượng lấy mẫu nhiều đã góp phần đẩy chi phí tăng cao, khiến sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ không còn ở mức thấp nữa.

- Xin cảm ơn ông!