fdf

Đại biểu Kim Yến cho biết, chuẩn thế giới tỷ lệ người bệnh chia sẻ phần chi phí ý tế phải dưới 30% mới đảm bảo trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam là 43%.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) tham luận về việc bố trí vốn cho lĩnh vực y tế. Theo đại biểu việc bố trí vốn cho lĩnh vực này đang có xu hướng giảm, nhất là trong việc bố trí cho y tế dự phòng, bảo hiểm y tế, phát triển y tế cơ sở khu vực khó khăn,... chưa bảo đảm yêu cầu đề ra. 

Theo đại biểu, còn rất nhiều vấn đề của y tế như người dân chưa tham gia bảo hiểm, kiểm soát bội chi khiến bảo hiểm y tế không bảo đảm nhiều việc. Nhiều gia đình trên trung bình về đói nghèo sau đợt chữa trị. Chuẩn thế giới tỷ lệ người bệnh chia sẻ phần chi phí ý tế phải dưới 30% mới đảm bảo trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam là 43%. Trong khi đó,17% dân số có các bệnh cần quản lý, điều trị lâu dài.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng chi ngân sách cho y tế. Đồng thời đại biểu cũng góp ý về việc triển khai cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công lập. 

Theo đó, cần tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, có Nghị định quy định cụ thể để bảo đảm hoạt động cho các cơ sở tự chủ; đồng thời cần đẩy mạnh phát triển bác sĩ gia đình, nâng cao chất lượng giường bệnh,...

Trước đó, tại phiên họp sáng 27/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có giải trình trước Quốc hội về lĩnh vực của mình. Bộ trưởng đã đánh giá tổng thể các vấn đề của ngành y tế đồng thời đã đưa ra giải pháp "kiềng ba chân". Cụ thể: Thứ nhất, phải tăng cường tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khỏe mạnh, tăng cường y tế dự phòng, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường, chăm sóc con người khi chưa bị bệnh. Ngành đang thí điểm 26 mô hình, giống các nước phát triển, cả về nhân lực, tài chính; phấn đấu 10 năm xong mô hình, 20 năm nhân rộng ra toàn quốc.

Thứ hai, khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh. Giải pháp thứ ba đó là nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.