>>>“Bỏ ngỏ” an toàn đường thuỷ nội địa miền Trung

Cục Đường thủy nội địa vừa đề xuất 13 dự án đầu tư nâng cấp đường thủy quốc gia trong giai đoạn 2026-2030, với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng. Đây được xem là cú hích để khơi thông các điểm nghẽn và kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư cảng thủy nội địa, các bến thủy nội địa.

Cục Đường thủy nội địa vừa đề xuất 13 dự án đầu tư nâng cấp đường thủy quốc gia trong giai đoạn 2026-2030, với tổng mức đầu tư 15 nghìn tỷ đồng

Cục Đường thủy nội địa vừa đề xuất 13 dự án đầu tư nâng cấp đường thủy quốc gia trong giai đoạn 2026-2030, với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng.

Ngày 20/2, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết vừa đề xuất Bộ GTVT danh mục đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng đường thuỷ giai đoạn 2026-2030.

Theo đó, giai đoạn 2026-2030 đầu tư 11 dự án mới cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy và 2 dự án nâng cao tĩnh không các cầu vượt sông, với tổng mức đầu tư dự kiến 15.169 tỷ đồng.

Cụ thể, nâng cấp luồng tuyến trên trục vận tải Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang số 2); Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa; Các tuyến sông Gianh (giai đoạn 2); Sông Lèn - Thanh Hóa; Chợ Đệm - Bến Lức; Kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền; Sông Sài Gòn (đoạn Bến Súc - Bến Củi); Sông Hồng tuyến Việt Trì - Yên Bái; Luồng Vạn Gia - Ka Long, Sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông và tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.

Hai dự án nâng cao tĩnh không cầu gồm: các cầu đường bộ, đường  sắt cắt qua tuyến đường thủy quốc gia khu vực phía Bắc (giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng) và nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến quốc gia phía Nam (giai đoạn 2, 1.200 tỷ đồng) trong giai đoạn 2026-2030.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, giai đoạn trước mắt 2021-2025 sẽ có 5 dự án hiện được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đang thi công, gồm: nâng cấp cầu Đuống (sông Đuống); Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến ĐTNĐ quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); Kênh nối sông Đáy - Ninh Cơ; Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2).

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các dự án trên nằm trong kế hoạch triển khai quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Nguồn vốn đầu tư cho các dự án trên được đề xuất từ ngân sách nhà nước. Đây là các dự án đầu tư công, nhằm tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy công cộng, phục vụ đồng thời cho nhiều tuyến vận tải thủy và phục vụ công tác bảo đảm GTVT đường thủy", Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thông tin.

Nói về mục tiêu phát triển lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa năm 2022, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết, trong năm 2022, Bộ sẽ tập trung vào 2 mảng công việc. Một là hoàn tất các quy hoạch chi tiết, triển khai quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đầu tư xây dựng các dự án cụ thể đã có trong đề xuất của Bộ, như một số tuyến luồng, các dự án về đường thủy như tuyến kênh Chợ Gạo, kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ.

Các dự án này là cú hích tháo gỡ các điểm nghẽn của hàng hải cũng như đường thủy nội địa, giúp các tuyến luồng này đón các tàu, phương tiện thủy lớn hơn ra vào.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang, trong năm 2022, mục tiêu đầu tư để khơi thông các điểm nghẽn và kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư cảng thủy nội địa, các bến thủy nội địa.

“Hiện nay, chúng tôi đang triển khai xây dựng dự án đầu tư giai đoạn 2 của kênh Chợ Gạo và cũng đang trong quá trình nghiên cứu tuyến hành lang vận tải logistics của Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng, đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, các cơ chế đột phá để thu hút nhà đầu tư để nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư xây dựng về kết cấu hạ tầng cũng như đầu tư đóng mới các phương tiện thủy nội địa tham gia vào chuỗi vận tải thủy nội địa”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang.

>>>Phát triển đường thủy nội địa: Đầu không xuôi, đuôi sao lọt?

>>>Đề xuất không thu phí hạ tầng cảng biển với hàng hoá đường thuỷ nội địa

Trên thực tế, các chuyên gia cũng nhiều lần đề xuất giải pháp về vốn để triển khai quy hoạch đường thuỷ là vốn Nhà nước đầu tư vào các công trình trọng điểm, chủ yếu là “vốn mồi” để dẫn dắt đầu tư tư nhân.

mục tiêu đầu tư để khơi thông các điểm nghẽn và kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư cảng thủy nội địa, các bến thủy nội địa.

Các dự án đầu tư trọng điểm từ ngân sách được xem là "vốn mồi" để khơi thông các điểm nghẽn và kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư cảng thủy nội địa, các bến thủy nội địa.

Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam Lê Minh Đạo cho biết thời gian qua, nhiều cảng thủy mới được đầu tư xây dựng bằng vốn doanh nghiệp, ngoài ngân sách Nhà nước.

Tại khu vực phía Bắc có thể kể đến như cảng Tri Phương, Tân Cảng Quế Võ, Hải Linh… Các dự án đầu tư cảng thủy cần nhất là ưu đãi về đất và thuế. Theo Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy, dự án đầu tư cảng được hưởng ưu đãi nhất định.

Bộ Tài chính đã có quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% trong 15 năm đối với dự án đầu tư cảng thủy mới; hướng dẫn ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án nói chung, bao gồm cả dự án đầu tư mới cảng thủy, kho bãi. Thực tế đã có các dự án được hưởng ưu đãi trên.

“Chúng tôi đang tiếp tục rà soát, đề xuất bổ sung ưu đãi liên quan đến đất, thuế, vốn vay và nhất là hỗ trợ thủ tục đầu tư liên quan đến thẩm quyền của chính quyền địa phương," ông Đạo thông tin.

Theo ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, để thu hút đầu tư xã hội hóa phát triển cảng thủy cần có cơ chế tạo thuận lợi về đất đai và hệ thống đường bộ kết nối.

“Hạn chế lớn hiện nay đối với hệ thống cảng thủy là giao thông đường bộ kết nối với cảng thủy không tốt, nhiều cảng bị hạn chế khả năng khai thác do đường công cộng nối với cảng hẹp, trọng tải thấp. Vì vậy, nguồn vốn ngân sách cũng cần ưu tiên đầu tư hệ thống đường kết nối với cảng để thúc đẩy, thu hút tư nhân đầu tư xây dựng, khai thác hiệu quả hệ thống cảng thủy,” ông Liêm đề xuất.