>>Đà Nẵng: COVID-19 bùng phát, nhiều cơ sở kinh doanh tạm dừng hoạt động

Thưởng Tết là cách để các doanh nghiệp động viên người lao động làm việc, đồng thời khen thưởng đối với những cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, năm nay lại rất khác.

Biết khó nhưng vẫn trông

Qua một năm đầy biến động do dịch COVID-19, hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng đã nỗ lực để tìm cách khôi phục sản xuất để hoàn thành các đơn hàng truyền thống cuối năm. Và đây cũng là lúc các doanh nghiệp bắt đầu suy tính đến có hay không việc thưởng Tết cho lực lượng công nhân.

Bởi lẽ, thời gian qua các doanh nghiệp đã trở nên đuối sức vì dịch bệnh. Do đó, doanh nghiệp cần nhiều hơn nữa sự sẻ chia của người lao động để có thêm động lực tiếp tục duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, đời sống cho công nhân. Và người lao động cũng đã hiểu được điều đó.

Qua một năm nhiều khó khăn, việc thưởng Tết cũng khiến nhiều doanh nghiệp trăn trở.

Qua một năm nhiều khó khăn, việc thưởng Tết cũng khiến nhiều doanh nghiệp trăn trở.

Anh Nguyễn Thanh Hà – lao động tại Công ty TNHH Daiwa Việt Nam (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) chia sẻ mức thưởng Tết Âm lịch là động lực để tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp. Theo anh Hà, việc công bố mức thưởng Tết sớm khiến người lao động an tâm làm việc, chủ động lên các kế hoạch đón Tết cùng gia đình. Đồng thời, thưởng Tết cũng được xem là sự động viên to lớn của doanh nghiệp đối với người lao động sau một năm đầy biến cố.

“Dịch kéo dài 2 năm khiến ai cũng khó khăn, bộ phận các công nhân như tôi đang trông chờ các sự hỗ trợ của doanh nghiệp và công đoàn. Dẫu biết điều quan trọng nhất bây giờ là duy trì thu nhập tối thiểu, người lao động thì vẫn mong có một chút gì đó gọi là an ủi sau một năm nhiều khó khăn”, anh Hà nói.

Việc thưởng Tết được xem là động lực để người lao động an tâm làm việc dịp cuối năm và chăm lo gia đình.

Việc thưởng Tết được xem là động lực để người lao động an tâm làm việc dịp cuối năm và chăm lo gia đình.

Ông Nguyễn Văn Phu - Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) cho biết năm 2021 doanh thu của công ty giảm khoảng 20 - 30% so với năm 2020. Theo chia sẻ, vì lý do dịch bệnh phức tạp nên các đối tác của công ty có khi hủy, hoãn đơn hàng nên không xuất hàng đi được.

Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng thưởng Tết cho người lao động ở mức 1,5 tháng lương. Hiện công ty đã chuyển trước nửa tháng lương thưởng, tháng lương còn lại sẽ chuyển vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022”, ông Nguyễn Văn Phu cho hay.

Doanh nghiệp vì người lao động

Được biết, hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng cũng đang lên kế hoạch cho việc thưởng Tết. Theo nhiều ý kiến, việc thưởng Tết có thể bằng hoặc thấp hơn những năm trước vì lý do dịch bệnh.

Theo ông Huỳnh Văn Chính - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may 29/3 mặc dù đơn vị vừa trải qua một năm đầy khó khăn nhưng vẫn cố gắng đảm bảo mức thưởng Tết cho hơn 4.000 công nhân. Ông Chính cho biết, phía Công ty đã lên phương án cho mức thưởng là tháng lương thứ 13 hoặc có thể cao hơn năm 2020 từ 10% đến 20%.

>>Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm tất bật vào vụ Tết

>>Du lịch Đà Nẵng "ngóng" khách quốc tế

Mức thưởng cụ thể sẽ công bố rộng rãi đến công nhân khoảng 1 tháng trước Tết, đảm bảo toàn bộ công nhân được nhận thưởng trước khi về quê ăn Tết. Tài chính doanh nghiệp rất khó khăn nhưng lãnh đạo công ty đồng lòng cố gắng. Thưởng Tết là cách giữ chân, tri ân công nhân lao động đã gắn bó với công ty suốt thời gian qua”, ông Huỳnh Văn Chính chia sẻ.

Đa số, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực để đảm bảo mức thưởng bằng so với năm 2020, doanh nghiệp nào khó khăn hơn có thể giảm tùy mức độ.

Đa số, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực để đảm bảo mức thưởng bằng so với năm 2020, doanh nghiệp nào khó khăn hơn có thể giảm tùy mức độ.

Cùng chia sẻ, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước thông tin hiện tại đơn vị vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết cho người lao động. Vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến việc sản xuất nên doanh nghiệp thời gian qua hoạt động không có lãi, tuy nhiên phía đơn vị vẫn xem người lao động là “tài sản quý” nên sẽ nỗ lực để đảm bảo quyền lợi cho lực lượng này.

Tùy vào tình hình tài chính, lãnh đạo công ty sẽ xem xét có thể cố gắng được đến đâu. Nếu các công ty khác cũng thưởng để động viên người lao động thì chúng tôi cũng phải cố gắng”, ông Lĩnh cho biết.

Người lao động là

Người lao động là "tài sả quý" của doanh nghiệp, do đó mỗi đơn vì đều cố gắng bảo đảm các chính sách để lực lượng này gắng bó với công ty.

Còn theo thông tin từ ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch Công đoàn Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Đà Nẵng hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có báo cáo kế hoạch thưởng Tết. Tuy nhiên, ông Trung nhận định các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn đang nỗ lực để đảm bảo các chính sách cho người lao động dù còn gặp nhiều khó khăn.

“Đa phần các doanh nghiệp đều cố gắng để đảm bảo mức thưởng bằng năm ngoái, những đơn vị nào khó khăn hơn thì sẽ có giảm. Đồng thời, công đoàn sẽ có các hoạt động hỗ trợ công nhân xa nhà về quê ăn Tết tổ chức hoạt động để chăm lo bộ phận người ở lại Đà Nẵng”, ông Nguyễn Thành Trung nói thêm.