Đã có một thời gian dài với quyết tâm đẩy nhanh đô thị hóa tại khu vực phía nam Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam đã cho phép đầu tư xây dựng các dự án đô thị tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, tuy nhiên việc xây dựng ồ ạt dự án đã để lại nhiều hệ lụy. 

Nhiều hệ lụy từ việc xây dựng ào ạt dự án đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Nhiều hệ lụy từ việc xây dựng ồ ạt dự án đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc

Nhiều hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ

Báo cáo tại cuộc làm việc và kiểm tra thực địa với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh mới đây, Sở Xây dựng cho biết trong số 108 dự án khu dân cư, đô thị triển khai tại thị xã Điện Bàn thì Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc có 79 dự án triển khai đầu tư xây dựng từ nhiều năm nay vẫn còn dang dở.

Việc kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng đã để lại nhiều hệ lụy, khiến nhiều dự án

Nhiều dự án "treo" từ nhiều năm nay khiến đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc chưa thành hình

Tuy nhiên, đáng chú ý là 64 dự án trong tổng số 79 dự án của khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc này đang thực hiện các thủ tục đầu tư. Trong đó có 31 dự án đang tổ chức thi công dang dở và 33 dự án chưa xây dựng và "treo" từ nhiều năm nay.

Nếu lấy mốc từ năm 2003 đến nay, trong vòng 18 năm, tỉnh Quảng Nam quyết định đầu tư 144 dự án khu dân cư, đô thị, tái định cư. Trong đó, thị xã Điện Bàn 108 dự án; TP.Hội An 8; Núi Thành 10; Quế Sơn 4; Tam Kỳ 5; Thăng Bình 2; Duy Xuyên 2; các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nam Giang, Phú Ninh, Phước Sơn mỗi địa phương 1 dự án khu dân cư, đô thị.

Những KĐT

Những KĐT "trong mơ" tồn tại cả thập kỷ qua đang là hệ lụy khiến chính quyền tỉnh Quảng Nam "đau đầu"

Ngay các dự án khu đô thị Bách Đạt 3, 4, 5, 6 tại khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến nay vẫn chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đó là chưa kể hàng loạt dự án khác đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư mà nguyên nhân chính là do chuyển mục đích thương mại dịch vụ sang đô thị, hay quy hoạch diện tích lớn hơn diện tích được giao cho chủ đầu tư.

Điển hình như khu đô thị hỗn hợp Nam Hương, Thái Dương 3, khu đô thị xanh Anvie Hà My, dự án khu đô thị Viêm Trung, là minh chứng dể nhìn thấy nhất. Đó là chưa kể hàng loạt dự án đầu tư chậm tiến độ do khiếu nại, khiếu kiện về đất đai kéo dài đến nay chưa xử lý dứt điểm.

Nói về tiến độ thực hiện dự án, lãnh đạo Sở Xây dựng thừa nhận rằng dự án triển khai đúng tiến độ như chấp thuận chủ trương đầu tư rất ít. Số còn lại là toàn bộ dự án khu dân cư, đô thị đều phải gia hạn tiến độ. Điều đáng quan tâm là một số dự án kéo dài hơn 1 thập kỷ qua vẫn chưa hình thành vóc dáng khu đô thị mới như khu đô thị số 4 và 9 trong khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Việc các nhà đầu tư chậm tiến độ đầu tư các dự án khu đô thị tại Điện Nam-Điện Ngọc kéo dài qua hơn 1 thập kỷ qua đã để lại nhiều hệ lụy đến nay khó khắc phục, khiến đời sống người dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn.

Nhanh chóng tháo gỡ những bất cập

Vùng đất cát bạc màu khu vực Điện Nam-Điện Ngọc một thời hoang hóa. Khi chủ trương xây dựng đô thị mới của tỉnh Quảng Nam hơn 15 năm trước đã biến vùng đất cát khó nghèo này hồi sinh trong chốc lát rồi vẫn như cũ. Nhìn trên bản đồ khu đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc loang lổ như tấm da beo, bởi khắp nơi rầm rộ khởi công dự án cày ủi rồi để đó. Nhiều phân khu không khớp nối được.

Nguyên nhân chính của dự án đô thị, khu dân cư chậm tiến độ theo lãnh đạo sở Xây dựng nhìn nhận là do vướng giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên lãnh đạo huyện và chính quyền địa phương cơ sở cho rằng việc đền bù giải tỏa mặt bằng chậm có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Điều phải thừa nhận rằng, tất cả các dự án phát triển đô thị, khu dân cư không thực hiện đúng thời gian quy định do kéo dài thời gian lập, phê duyệt quy hoạch; đánh giá báo cáo tác động môi trường là nguyên nhân chính. Đặc biệt là các chủ đầu tư không đủ năng lực nếu không nói đến chuyện lập dự án xin cấp đất rồi để đó tìm cơ hội sang nhượng dự án.

Chính quyền địa phương cho biết một số dự án tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đã vội vàng triển khai thi công trước khi dự án được phê duyệt đã làm xáo trộn và mất hiện trạng. Chính vì vậy gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác kiểm kê, áp giá bồi thường, dẫn đến khiếu nại kéo dài và làm chậm tiến độ triển khai.

Ngay việc giải quyết nhiều vướng mắc, chồng chéo của các dự án khiến chính quyền địa phương lúng túng mà như lời Chủ tịch UBND Thị xã Điện Bàn Trần Úc cho biết là đến bây giờ vẫn chưa minh định giữa dự án khai thác quỹ đất kinh doanh, thương mại, đất ở; chuyển đổi, hoán đổi các loại đất. Đây là khó khăn cho địa phương.

Theo ông Trần Úc, vấn đề khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc cần phải có qui định bắt buộc về hệ thống xử lý nước thải chung. Nhiều khu đô thị đang đầu tư còn thiếu hệ thống xử lý nước thải kể cả nước mưa. Đồng thời các tuyến giao thông phải khớp nối. Không thể mạnh ai nấy làm.

Điều đáng quan tâm là còn tồn tại một khối lượng lớn hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 được lập nhưng không triển khai. Đại diện lãnh đạo địa phương như  TP.Tam Kỳ, TP.Hội An, thị xã Điện Bàn kiến nghị thực hiện điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch này tồn đọng nhiều năm nay chưa triển khai.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn bất cập, lãnh đạo Sở Xây dựng đề nghị UBND tỉnh xem xét thống nhất ủy quyền cho địa phương thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch 1/500 đối với các đồ án do UBND tỉnh phê duyệt trước đây chưa triển khai.

UBND tỉnh cần sớm ban hành các qui định rõ ràng khi triển khai dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị cần bắt buộc các chủ đầu tư phải khớp nối hệ thống điện, đường, cấp nước sạch và thoát nước thải. Đây là qui định bắt buộc trước khi giao chủ đầu tư thực hiện dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh sau khi kiểm tra thực tế tại nhiều dự án khu dân cư, đô thị trên địa bàn đã thừa nhận tại nhiều khu đô thị, dân cư, tái định cư bộc lộ quá nhiều bất cập do kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ.

Để khắc phục tình trạng này, ông Lê Trí Thanh yêu cầu Sở Xây dựng và các địa phương sớm rà soát, tham mưu quy hoạch điều chỉnh phân lô, nhưng phải phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu quy hoạch phát triển đô thị; đề xuất xử lý các khu vực dân cư chưa kịp giải tỏa bên các khu dự án đô thị, chưa khớp nối hạ tầng đồng bộ.

"Đây là vấn đề cần sớm triển khai để khắc phục những bất cập tại nhiều khu dân cư, khu đô thị mới còn tồn tại chưa giải quyết dứt điểm" - Ông Thanh nhấn mạnh.