Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệp ghi nhãn dinh dưỡng” do Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã phối hợp cùng Nestle Việt Nam tổ chức sáng nay (19/4).

Chưa có quy định ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc

C

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) ký kết cùng công ty Nestlé Việt Nam trong hợp tác truyền thông nâng cao kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho người dân và hỗ trợ xây dựng các tiêu chí dinh dưỡng.

Hiện nay, đã có nhiều quy định liên quan đến việc ghi nhãn thực phẩm, trong đó, có thể kể đến như Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, hay Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hoá, Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm… đặc biệt là Thông tư liên tịch 34/TTLT-BYT-BNNVPTNN-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá cho một số thực phẩm và phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn đóng gói.

Theo đó, các nội dung bắt buộc phải ghi nhãn đó là: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, định lượng sản phẩm, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, xuất xứ, số Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận, các khuyến cáo, cảnh báo an toàn thực phẩm.

Mặc dù việc ghi nhãn sản phẩm đã được điều chỉnh bởi nhiều quy định như đã nêu trên, tuy nhiên, việc ghi nhãn dinh dưỡng thì lại chưa có quy định bắt buộc.

Bà

Bà Susan Kevork, Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Tập đoàn Nestle khu vực châu Á, châu Đại Dương và châu Phi.

Chia sẻ kinh nghiệm về nguyên tắc ghi nhãn dinh dưỡng bà Susan Kevork, Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Tập đoàn Nestle khu vực châu Á, châu Đại Dương và châu Phi cho biết: " Việc ghi nhãn dinh dưỡng phải dựa trên cách tiếp cận án dụng cho từng loại cụ thể. Ngoài ra, nhãn dinh dưỡng nên bao gồm các mối quan tâm về dinh dưỡng phụ vụ sức khoẻ cộng đồng (chất béo bão hoà, muối và đường) và phù hợp với quy định về ghi nhãn dinh dưỡng của quốc gia, nếu có".

Bên cạnh đó bà Susan Kevork cũng lưu ý, "phải được bên thứ ba xác nhận để đảm bảo hệ thống đó dựa trên nghiên cứu khoa học và có thể giúp đạt được mục tiêu sức khoẻ được cải thiện. Đồng thời việc ghi nhãn dinh dưỡng phải dựa trên cơ sở mỗi 100grm hoặc khối lượng khẩu phần áp dụng cho từng sản phẩm theo quy định của Quốc gia".

Ghi nhãn như thế nào cho phù hợp?

Bà

Bác sỹ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM.

Đồng tình với nguyên tắc ghi nhãn dinh dưỡng dựa trên cơ sở "100gram", Bác sỹ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết: “Nên quy định ghi nhãn dinh dưỡng dựa trên cơ sở "mỗi 100gram" để bất kể người tiêu dùng nào khi tiêu dùng đều có thể biết được ví dụ trong sản phẩm sữa có bao nhiêu canxi, bổ sung vi chất, hoặc đường để sử dụng lượng calo phù hợp".

Ngoài ra, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp cũng khuyến nghị: "Việc ghi nhãn thực phẩm nên tập trung vào các sản phẩm thực phẩm công nghiệp, và đối tượng trẻ em, doanh nghiệp”.

Đặc biệt, liên quan đến đối tượng là doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp nhấn mạnh, việc ghi nhãn dinh dưỡng có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay khi hoà nhập với thị trường ASEAN nếu các sản phẩm không có ghi nhãn dinh dưỡng thì rất khó để xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực, trong đó có thể kể đến như là thị trường Malaysia. Bởi họ đánh thuế rất cao đối với những sản phẩm có lượng đường cao trên 5%.

Liên quan đến đơn vị thứ 3 thẩm định độc lập trong việc ghi nhãn dinh dưỡng, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp  đặt câu hỏi: "Đơn vị thẩm định này sẽ là cơ quan quản lý nhà nước hay là đơn vị nào khác?"

Nhìn ở góc độ cơ quan quản lý, ông Trương Đình Bắc- Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế chia sẻ: " Đồng tình với quan điểm ghi nhãn dinh dưỡng nên tập trung vào những đối tượng ưu tiên trước ví dụ như các ngành phổ biến, đối tượng là trẻ em, doanh nghiệp. Đặc biệt, việc quy định dán nhãn dinh dương là cần thiết nhưng không thể tạo ra rào cản đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng giữa các quy mô doanh nghiệp".

Theo đó, hướng đến việc thực hoá Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, ông Trương Đình Bắc cũng chia sẻ: “Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khoẻ, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường…”.

Nhiều ý kiến

Hội thảo được kỳ vọng sẽ cung cấp các giải pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thực phẩm lành mạnh như ghi nhãn dinh dưỡng, công bố minh bạch về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của thực phẩm...

Cũng tại chương trình "Chia sẻ kinh nghiệm ghi nhãn", Cục Y tế Dự phòng và Nestle Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ trong việc hợp tác truyền thông nâng cao kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho người dân cũng như hỗ trợ xây dựng các tiêu chí dinh dưỡng cho một số thực phẩm và đồ uống phổ biến dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam.

Hội thảo này được kỳ vọng sẽ cung cấp các giải pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thực phẩm lành mạnh như ghi nhãn dinh dưỡng, công bố minh bạch về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của thực phẩm, thiết lập hệ thống phân loại thực phẩm để xác định các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ, xây dựng các quy định về hạn chế tiếp thị các thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ.