>>>Cảnh báo về cuộc chiến phân bón thế giới

Giá nông sản trên thế giới liên tục tăng cùng với chi phí vận chuyển, cước tàu, giá xăng dầu khủng hoảng... đẩy giá phân bón tăng liên tục khiến người nông dân điêu đứng vì chi phí đầu vào.

VCSC) mới đây đã đưa ra dự báo, giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.

VCSC dự báo, giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.

Tiếp tục "leo thang"

Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây đã đưa ra dự báo, giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.

Về nguyên nhân dẫn đến đà tăng của giá urê trong năm 2022, VCSC cho rằng sự thiếu hụt phân bón toàn cầu do hiệu suất hoạt động của các nhà máy urê trên toàn cầu có khả năng thấp hơn do giá khí đốt cao và chi phí lao động tăng cao dẫn đến một số nhà sản xuất urê phải đóng cửa các nhà máy. Bên cạnh đó, tình hình gián đoạn nguồn cung tiếp tục do các hạn chế do dịch COVID-19 gây ra và giá khí đốt cao duy trì ở Châu Âu trong phần lớn năm 2022 cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá urê tăng cao.

Trên thực tế, theo khảo sát, giá phân bón trong năm 2021 liên tục tăng cao cùng với đà tăng của thế giới. Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) cũng tăng 80 - 150% so với đầu năm 2021.

Tập đoàn Vinacam - đơn vị chuyên nhập khẩu phân bón thậm chí còn nhận định, giá kali bột sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 13 - 13,5 triệu đồng/tấn và xu hướng này có thể kéo dài đến tháng 2/2022. Đáng chú ý là kali miếng sẽ tiếp tục đứng ở mức cao 17 - 17,5 triệu đồng/tấn và có thể chạm ngưỡng 18 triệu đồng/tấn vào cuối quý I/2022 do nguồn cung khan hiếm.

Đối với DAP, bên cạnh quyết định cấm xuất khẩu của Trung Quốc, Nga cũng bắt đầu siết chặt hạn ngạch đối với sản phẩm phân bón nitơ và phân tổng hợp chứa nitơ, do đó, giá DAP sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Để khắc phục những “nút thắt” do giá phân bón liên tục “phi mã” gây ra, Bộ NN&PTNT vừa ban hành Chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.

Theo Bộ NN&PTNT, tình trạng giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân; trong khi đó, hiện tượng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp…

Do đó, bên cạnh những yêu cầu với các địa phương trong việc hướng dẫn sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp, Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp phân bón thực hiện cam kết và kế hoạch đã ký kết với Bộ NN&PTNT về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. 

Chủ động tham gia liên kết sản xuất, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các địa phương, các tổ chức liên quan để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. Tiếp tục xây dựng mô hình, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

>>>Quảng Nam lo bình ổn giá phân bón

>>>Bị phụ thuộc, giá phân bón “nhảy múa”

Đồng thời, tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm phân bón hiệu quả, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. 

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thanh tra Bộ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để giúp sản xuất giảm chi phí đầu vào, ưu tiên phê duyệt dự án về phát triển công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ, tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Khó bình ổn giá do lệ thuộc

Trong khi đó, ở góc độ nhà sản xuất, nhiều doanh nghiệp phân bón “than khó” giữ bình ổn giá vì lệ thuộc khá nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào. Nói như Tổng Giám đốc Cty TNHH Tập đoàn An Nông Trương Thị Thủy Trường cho biết, doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam hầu hết nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ.

nhiều doanh nghiệp phân bón “than khó” giữ bình ổn giá vì lệ thuộc khá nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào.

Nhiều doanh nghiệp phân bón “than khó” giữ bình ổn giá vì lệ thuộc khá nhiều vào giá nguyên liệu đầu vào.

“Thông thường, những tháng cuối năm, nhiều nhà máy ở Trung Quốc sẽ tạm ngừng sản xuất để bảo trì trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, theo chu kỳ 4 năm 1 lần, giá nguyên liệu tại Trung Quốc sẽ tăng và khan hiếm”, bà Thuỷ cho biết.

Đồng thời nhấn mạnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp hết nguyên liệu sản xuất nhưng không dám nhập về sản xuất vì không biết nhà cung cấp có giảm giá hay không giảm vào thời gian tới. Giá nguyên liệu đang tăng cao, nếu doanh nghiệp nhập về đến Việt Nam, nhà cung cấp tiến hành giảm giá thì doanh nghiệp chắc chắn “ôm lỗ”, nhưng không nhập thì thiếu hụt cho sản xuất. Chính vì lý do này mà doanh nghiệp khó có thể tham gia bình ổn thị trường phân bón khi giá nguyên liệu tăng.

Cùng quan điểm, ông Võ Văn Phu, Phó Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng theo bậc thang từ giữa năm 2020 đến nay. Đây là tình hình chung của thế giới, nhưng giá phân bón bán ra tại Việt Nam cao hơn thế giới do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vừa khan hiếm, vừa bị đẩy giá lên cao do một số Cty sản xuất nguyên liệu phân bón chủ chốt của Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong thị trường nội địa.

Ngoài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tại Nhà máy Phân bón Bình Điền Long An có 4 dây chuyền sản xuất, nhưng có 1 dây chuyên hư hỏng do thời gian thực hiện giãn cách. Trong khi đó, dây chuyền sản xuất này có công suất lớn, chuyên tạo hạt nên Cty gặp nhiều khó khăn khiến sản lượng phân bón đưa ra thị trường giảm.

Qua khảo sát nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất, phân phối phân bón, giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón, kể cả thuốc bảo vệ thực vật đều tăng rất mạnh dẫn đến giá thành tăng. Chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển cũng tăng mạnh khiến chi phí đầu vào tăng,...