>>>Vì sao Huawei “xoay trục” chiến lược sang phần mềm

Trên thực tế, Huawei đã phải đối mặt với các hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với các mặt hàng dành cho 5G và các công nghệ khác trong vài năm qua. Mặc dù vậy, Bộ Thương mại Mỹ vẫn cấp giấy phép cho một số công ty nước này bán một số hàng hóa và công nghệ nhất định cho công ty. Đơn cử như trường hợp của Qualcomm vào năm 2020 đã được phép bán chip điện thoại thông minh 4G cho Huawei.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục bị chính quyền Mỹ làm khó.

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục bị chính quyền Mỹ làm khó.

Tuy nhiên, mới đây chính quyền Biden đã ngừng phê duyệt giấy phép cho các công ty Mỹ xuất khẩu hầu hết các mặt hàng cho Huawei của Trung Quốc, theo hãng thông tấn Reuters cho biết.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ cho biết các quan chức nước này “liên tục đánh giá các chính sách và quy định”, nhưng không bình luận về các cuộc đàm phán với các công ty cụ thể. Huawei và Qualcomm cũng từ chối bình luận. Các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới như Bloomberg và Financial Times trước đó cũng đã đưa tin về động thái này.

Có thể nói, căng thẳng Mỹ - Trung đã gia tăng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden và ông cũng đang chịu áp lực từ các đảng viên Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện để tiếp tục siết chặt Bắc Kinh, đặc biệt là hạn chế những tiến bộ công nghệ của đất nước này.

Tuần trước, chính quyền Mỹ đã thuyết phục Hà Lan và Nhật Bản cùng với Mỹ hạn chế xuất khẩu máy móc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Mao Ning nói rằng Trung Quốc phản đối Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia quá rộng để đàn áp các công ty Trung Quốc một cách vô lý.

Theo ông Mao, động thái này đã đi ngược lại các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và các quy tắc tài chính và thương mại quốc tế, làm tổn hại niềm tin của cộng đồng quốc tế vào môi trường kinh doanh của Hoa Kỳ và là quyền bá chủ công nghệ trắng trợn.

>>>Năm 2021: Huawei đi về đâu?

>>>Các đối thủ của Huawei đang “thừa nước đục thả câu”

Thêm khó cho Huawei

Huawei đã từng là một trong những người mua linh kiện điện tử lớn nhất thế giới và là một phần cực kỳ quan trọng của chuỗi cung ứng vì vị thế của họ trong ngành công nghiệp thiết bị cầm tay và thiết bị mạng. Lệnh cấm bán hàng nhất định trước đó của cựu Tổng thống Donald Trump đã làm tê liệt công ty Trung Quốc, đồng thời xóa sạch doanh thu khổng lồ của các nhà cung cấp Mỹ như Broadcom.

Mặc dù đã vượt qua những thách thức từ những lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mặc dù vậy, họ đã vượt qua những thách thức từ lệnh trừng phạt của Mỹ.

Mặc dù vậy, Huawei vẫn là gã khổng lồ trị giá 100 tỷ USD, đang dẫn đầu việc mở rộng mạng 5G lớn nhất thế giới tại quê nhà, đồng thời hỗ trợ xây dựng băng thông rộng quan trọng từ Châu Phi đến Trung Đông. Vào tháng 12 vừa qua, công ty tuyên bố “hoạt động kinh doanh như bình thường” sau khi vượt qua thành công lệnh trừng phạt công nghệ của Mỹ.

Tuy nhiên, theo chính sách mới mà một số quan chức Mỹ ủng hộ, tất cả các yêu cầu cấp phép cung cấp cho Huawei sẽ bị từ chối. Trong khi đó, hầu hết các đơn xin giấy phép mới hiện tại đang bị trì hoãn trong quá trình phê duyệt bị đình trệ, đã tạo ra sự đình trệ lớn trên thực tế.

Chưa rõ tác động lâu dài đối với Huawei từ hành động đó là ra sao, họ vẫn thu được doanh thu khổng lồ từ các nhà mạng không dây địa phương như China Mobile và các doanh nghiệp nhà nước dựa vào Huawei để xây dựng mạng cấp địa phương và mạng doanh nghiệp. 

Theo các giám đốc điều hành ngành, Trung Quốc vận hành hơn 2 triệu trạm gốc 5G, chiếm hơn 60% tổng số của thế giới. Huawei cũng đã dự trữ các linh kiện nước ngoài như chip và tìm nguồn cung ứng hoặc nghiên cứu các giải pháp thay thế cho mạch điện của Mỹ.

Nhưng về lâu dài những thách thức sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn.

Nhưng về lâu dài những thách thức sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn.

Nhưng, Huawei hiện đang phụ thuộc hoàn toàn vào Intel và Advanced Micro Devices trong việc cung cấp các bộ vi xử lý mà hãng này sử dụng trong dòng máy tính xách tay Mate, trong khi Qualcomm bán bộ vi xử lý và modem là thành phần cốt lõi của dòng điện thoại thông minh của Huawei. Việc ngừng bán hàng cho Huawei có thể sẽ không tàn phá doanh số của gã khổng lồ công nghệ như trước đây khi công ty Trung Quốc hiện đã tách ra một phần lớn mảng kinh doanh điện thoại thông minh của mình, chủ yếu chỉ cung cấp điện thoại 4G băng thông thấp hơn dưới tên riêng của mình.

Có thể trong lâu dài người ta sẽ không thể chứng kiến được những bước tiến mới nào của Huawei trong lĩnh vực điện thoại thông minh khi họ tiếp tục bị làm khó bởi các chiến dịch hạn chế của Mỹ.