Năm cách nhìn nhận đánh giá thị trường trong kinh doanh

Theo các Hiệp hội doanh nghiệp nửa đầu năm 2023 khi xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường nội địa cũng là “miếng bánh” hấp dẫn và tiềm năng nhất để các doanh nghiệp khai thác trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

Sản phẩm dệt may cho người tiêu dùng nội địa kiểm soát chất lượng yêu cầu cao hơn so với hàng xuất khẩu

Sản phẩm dệt may cho người tiêu dùng nội địa kiểm soát chất lượng yêu cầu cao hơn so với hàng xuất khẩu

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về tiềm năng tiêu thụ nội địa trong năm 2023 ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết; mặc dù thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới nhưng đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 do lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi, nên đây sẽ là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp quay lại với thị trường nội địa.

Với quy mô dân số đạt 100 triệu dân, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn. 

Đưa dẫn chứng về May 10, ông Việt chia sẻ, trong hàng chục năm qua, các sản phẩm chủ lực của May 10 vẫn là: áo sơ mi, veston, quần âu, váy, đầm, jacket… May 10 thường xuyên nghiên cứu thị trường trong nước và trên thế giới để đưa ra những mẫu trang phục phù hợp với mọi sở thích và gu thời trang của nhiều đối tượng khách hàng, qua từng mùa. Ngoài các sản phẩm truyền thống phục vụ chủ yếu phân khúc thị trường phổ thông và thu nhập trung bình khá, May 10 còn cho ra mắt dòng thời trang cao cấp GZ phục vụ tầng lớp trung lưu, doanh nhân và giới văn nghệ sỹ với những kiểu dáng vô cùng lịch lãm, phóng khoáng, hiện đại.

May 10 đã xây dựng một chiến lược xuyên suốt, kim chỉ nam cho hoạt động, đó là “thiết kế của châu Âu, công nghệ sản xuất của châu Âu và Nhật Bản, sự tiện dụng của nước Mỹ nhưng giá cả của Việt Nam. Giá cả của Việt Nam nhưng không có nghĩa là chất lượng của chúng tôi đi theo giá cả mà thậm chí là hiện nay tất cả các tiêu chí, quy trình kiểm soát chất lượng đối với hàng sản xuất tại Tổng Công ty May 10 cho người tiêu dùng nội địa là chúng tôi đặt ra tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng yêu cầu cao hơn so với hàng xuất khẩu. Chúng tôi định giá chỉ bằng 1/3, hoặc 1/4 so với sản phẩm tương tự chúng tôi xuất khẩu”- Ông Việt nói.

>>Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng chưa bị Mỹ áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại

>>Ninh Bình đẩy mạnh kết nối cung cầu, thúc đẩy thương mại nội địa

Với ngành gỗ, được đánh giá là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhưng khi xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành đang tìm hướng trở về thị trường nội địa.

Chất lượng sản phẩm tốt chính là

Chất lượng sản phẩm tốt chính là "giấy thông hành" để hàng hóa Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường

Chia sẻ với báo chí, bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chế biến gỗ Đức Thành cho biết, năm 2023, song song với xuất khẩu, gỗ Đức Thành vẫn tăng cường phát triển thêm mảng thị trường nội địa. Những đơn hàng tiêu thụ trong nước ít, nhiều trong giai đoạn này cũng giúp cho nhà máy duy trì sản xuất, tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp.

Theo bà Liễu những năm trước, thị trường nội địa chỉ là thị trường phụ, nhưng thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã chọn hướng quay lại thị trường nội địa và sẽ đặt mục tiêu là năm tới, tăng tỉ trọng nội địa lên trên 20%.

Đồng quan điểm trên, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định, thị trường nội địa là cứu cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng lại chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là chuỗi cung ứng.

Như vậy, chuẩn bị để quay trở lại thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng sẽ có thời gian củng cố lại sản phẩm của mình và chất lượng sản phẩm tốt chính là "giấy thông hành" để hàng hóa Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, việc khai thác tốt thị trường nội địa, quay trở lại sân nhà đối với nhiều doanh nghiệp không phải dễ dàng. Bởi những mặt hàng được tiêu thụ trong nước thì ngoài các mặt hàng có thương hiệu, sản phẩm cần đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng và minh bạch được về nguồn gốc xuất xứ…. mới thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Thậm chí những doanh nghiệp năng động có thể “may đo” ra những dòng sản phẩm riêng phù hợp với xu thế tiêu dùng của người Việt.

Dù thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn ngắn hạn để bảo toàn tài chính trước xu thế lạm phát gia tăng, nhưng năm 2023 với độ hấp dẫn của thị trường tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất trong nước.

Theo đánh giá của Công ty tư vấn quản trị Mckinsey, dự kiến tới năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 37 triệu người vào tầng lớp tiêu dùng, giúp tăng tầng lớp tiêu dùng lên gần 74% so với mức 40% năm 2020 và chưa đầy 10% năm 2000 nhờ vào việc tăng tỷ lệ đô thị hóa nhất là ở các đô thị cấp 2 và gia tăng nhanh tầng lớp trung lưu.

Thông thường, những tầng lớp giàu có thường là nhóm cuối cùng cảm nhận được tác động tiêu cực vào tiêu dùng do quy mô tài sản nắm giữ của họ thường rất lớn. Do đó, giới phân tích kỳ vọng các công ty bán lẻ có các mảng kinh doanh với phân khúc cao cấp có thể gặp ít rủi ro hơn từ việc cắt giảm hầu bao.

Còn theo nhận định của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán VCBS nhân bàn về triển vọng của ngành bất động sản khu công nghiệp trong Quý 1/2023, đó là tiêu dùng nội địa sẽ thúc đẩy sản xuất. Theo đó, bên cạnh ưu đãi cho xuất khẩu, thị trường nội địa đang trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất khi thu nhập người dân gia tăng kéo theo tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt, tỷ lệ tầng lớp tiêu dùng gia tăng mạnh trong những năm gần đây.