Đó là việc giảm gánh nặng về tài chính đầu tư cho giáo dục đang được mở cửa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này. Đây cũng là hướng mở để doanh nghiệp cùng với nhà nước mở rộng hạ tầng, kỹ thuật đào tạo giáo dục trong những năm gần đây. Chính vì vậy, áp lực về hạ tầng, về quá tải học sinh ở các cơ sở đào tạo công lập đang được giảm dần.

Tuy nhiên, học phí do các trường tư thục do doanh nghiệp đầu tư bao giờ cũng lớn hơn các trường công lập. Nếu các cơ sở đào tạo tư thục cũng được phân bổ ngân sách dành cho lĩnh vực đào tạo giống như công lập thì việc cạnh tranh sẽ lành mạnh hơn trên cơ sở mức học phí sẽ được thu tương đương.

Vì sao vậy? Thứ nhất, chúng tôi phải bỏ một nguồn tài chính để đầu tư về hạ tầng và đội ngũ giáo viên nên doanh nghiệp buộc phải tính toán để tồn tại. Thứ hai, doanh nghiệp không được thừa hưởng nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ về nên học phí buộc phải cao hơn cơ sở công lập. Chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo tư nhân cũng buộc phải nâng cao để cạnh tranh với cơ sở công lập.

Ở góc độ chủ đầu tư, theo tôi nhà nước cần nghiên cứu để việc phân bổ nguồn ngân sách cho giáo dục ở địa phương được minh bạch, công bằng. Và, việc giám sát tài chính vận hành cho giáo dục công lập cũng cần có cơ chế cụ thể hơn. Nếu chúng ta càng minh bạch, công bằng thì chất lượng giáo dục sẽ càng được nâng lên.