Theo ông Vũ Quang Hội: Đây là dự án tâm huyết mà doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của, công sức, kỹ thuật… trong đó có cả những giá trị vô hình.

p/Dự án Dầu Giây - Phan Thiết (hình minh họa)

Dự án Dầu Giây - Phan Thiết (hình minh họa)

Trên thực tế, ngoài chi phí cơ hội, chi phí của Bitexco lớn hơn rất nhiều lần so với con số mà Bộ GTVT đã công bố trong thời gian vừa qua (Tổng số tiền mà Bitexco đã chi trả cho dự án này theo giá trị được Viện Kinh tế Xây dựng thẩm tra là 157 tỷ đồng).

Theo ông Hội, không phải tự nhiên mà doanh nghiệp được chỉ định thầu. Nguồn gốc của dự án này ban đầu theo chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT là đầu tư dự án theo hình thức BOT. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển mới, Chính phủ và các Bộ ngành muốn chuyển đổi dự án này để thực hiện thí điểm theo phương thức hợp tác công tư (PPP). Vì lẽ đó, Bitexco có vai trò như một con “chuột bạch” lại phải thêm một lần điều chỉnh, bổ sung nhiều điều khoản, hàng loạt các văn bản lại tiếp tục ra đời chỉ đạo, điều hành, đàm phán... Đó cũng chính là thời điểm khó khăn, gian nan và nhọc nhằn nhất mà Bitexco phải gánh chịu.

Nhưng, với mục đích làm tiền đề để các dự án tiếp theo sẽ thực hiện tốt hơn theo như chủ trương của Chính phủ, Bitexco đã tập trung toàn lực lượng, tiền của, các thủ tục, các cuộc đàm phán để phối hợp với Ngân hàng Thế giới, xây dựng cơ chế chính sách PPP cho Việt Nam.

Thực tế, sau quãng thời gian rất nhiều năm làm việc với Ngân hàng Thế giới mới có thể ra được chính sách về PPP, tiếp cận nguồn vốn, triển khai dự án. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ra được văn bản để thực hiện dự án thứ nhất. Tuy nhiên, khi về Việt Nam thì lại có nhiều ý kiến trái chiều khiến cho dự án chuyển sang trạng thái khác và mãi không thể triển khai được. “Thực sự, Bitexco đã quá mệt mỏi vì thời gian triển khai dự án kéo quá dài, cả tư vấn nước ngoài lẫn trong nước, tiền của, công sức… và nhiều các cơ hội khác bị bỏ lỡ, song, dự án vẫn không thể thực hiện được là điều đáng buồn”- ông Hội chia sẻ.