>>> Quảng Ninh: Du lịch golf – thị trường tiềm năng chờ khai thác

Giải ngân nhỏ giọt…

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, tổng kế hoạch chi đầu tư công năm 2022 đến ngày 3/5 trên địa bàn tỉnh là 16.819 tỷ đồng, chiếm 50% tổng chi ngân sách địa phương. Đến nay, đã phân khai chi tiết 15.851 tỷ đồng, chiếm 94% kế hoạch, gồm: Ngân sách Trung ương 892 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 7.956 tỷ đồng; ngân sách huyện 7.003 tỷ đồng.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, nếu loại trừ số vốn chưa phân khai chi tiết, tính đến 3/5, toàn tỉnh giải ngân được 2.919/15.851 tỷ đồng, đạt 18,4% kế hoạch, chưa đạt theo kế hoạch dự kiến của tỉnh đặt ra.

Trong đó, giải ngân vốn ngân sách Trung ương đạt trên 100 tỷ đồng, đạt 11,4% kế hoạch; giải ngân vốn ngân sách tỉnh đạt 1.888 tỷ đồng, đạt 23,7% kế hoạch; giải ngân vốn ngân sách huyện đạt 929 tỷ đồng, đạt 13,2% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh họp chỉ đạo giải ngân đầu tư công

Ông Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh họp chỉ đạo giải ngân đầu tư công

Ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh có tỷ lệ giải ngân đảm bảo theo tiến độ, đạt 23,7% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ năm 2021 là 6%, còn nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách huyện có tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Riêng vốn ngân sách huyện, tỷ lệ giải ngân đến 3/5 đạt 13,2% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 3%.

>>> Quảng Ninh tạo sức bật từ chuyển đổi số

>>> Quảng Ninh: Đẩy mạnh số hóa trong thủ tục hành chính

Một số địa phương giải ngân chậm, như: Bình Liêu (0,4%); Tiên Yên (6,1%); Hải Hà (7,5%); Đầm Hà (9,5%). Đặc biệt, TP Hạ Long với tổng kế hoạch vốn là 3.237 tỷ đồng (chiếm 43% tổng kế hoạch vốn ngân sách cấp huyện), tuy nhiên mới giải ngân đạt 12,6%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh (18,4%), làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, là nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, do vậy ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, địa phương, sở, ngành tích cực vào cuộc nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn so với kỳ vọng của tỉnh.

Nguyên nhân…

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cho biết: Nguyên nhân được xác định là tiến độ thu ngân sách của các địa phương còn thấp nên không có nguồn chi đầu tư; một số chủ đầu tư còn chủ quan, bị động trong công tác chẩn bị đầu tư, dẫn đến một số dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng; chậm tổ chức thẩm định tại hiện trường, chậm hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán đối với dự án hoàn thành.

Công trình vốn đầu tư công tràn hồ chứa nước Khe Cát - Tiên Yên - Quảng Ninh

Công trình vốn đầu tư công tràn hồ chứa nước Khe Cát - Tiên Yên - Quảng Ninh

Ngoài nguồn vốn được xác định trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn, năm 2022, UBND tỉnh đã phân bổ thêm 450 tỷ đồng cho Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Trong đó, chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 400 tỷ đồng để nâng cấp 9 công trình giao thông, 2 công trình trường học và bổ sung vốn cho 4 công trình chuyển tiếp của năm 2021 và 50 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện hỗ trợ việc làm cho người lao động. Tuy nhiên đến nay, vốn chi cho đầu tư xây dựng mới giải ngân được 26,5/400 tỷ đồng, đạt 6,6% kế hoạch.

Ngoại trừ dự án cải tạo, nâng cấp đường liên xã Húc Động - Đồng Văn, Cao Ba Lanh kết nối đến QL18C huyện Bình Liêu mới được UBND tỉnh phân bổ 170 tỷ đồng tại Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 20/4/2022 chưa giải ngân; đối với các địa phương còn lại (trừ huyện Hải Hà có tỷ lệ giải ngân cao trên 20/52 tỷ đồng, đạt 39,6%), thì các địa phương còn lại đều giải ngân rất chậm, như: Huyện Ba Chẽ mới giải ngân được trên 3/92,8 tỷ đồng, đạt 3,4% kế hoạch; Tiên Yên giải ngân đạt 0% kế hoạch; Bình Liêu mới giải ngân trên 1,7/190 tỷ đồng, đạt 0,9% kế hoạch; Đầm Hà mới giải ngân trên 1/45,1 tỷ đồng, đạt 2,3% kế hoạch.

Ông Cao Tường Huy - PCT UBND tỉnh Quảng Ninh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt, cho biết: Để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo các mốc thời gian 30/6 đạt 50% kế hoạch, đến 30/9 đạt 80% kế hoạch và 31/12 đạt 100% kế hoạch, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 thành lập Tổ công tác đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Hiện nay, hàng tuần, Tổ công tác đặc biệt của tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện giải ngân nguồn vốn, báo cáo tiến độ gửi về UBND tỉnh.

Công trình thi công tuyến đường trục chính khu đô thị Cái Rồng giai đoạn 2 - Dự án đầu tư công Quảng Ninh

Công trình thi công tuyến đường trục chính khu đô thị Cái Rồng giai đoạn 2 - Dự án đầu tư công Quảng Ninh

Sau ngày 30/6/2022, Tổ công tác sẽ tham mưu điều chỉnh, điều hòa kế hoạch vốn đối với các dự án giải ngân dưới 50% kế hoạch vốn giao đầu năm; đồng thời tham mưu UBND tỉnh xem xét kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân không đảm bảo tiến độ giải ngân theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

Còn theo ông Nguyễn Tường Văn – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Để khắc phục tồn tại “chậm” tiến độ, yêu cầu các chủ đầu tư cần tích cực hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán các dự án, trình Sở Tài chính thẩm định, thực hiện quyết toán theo quy định. Các địa phương tập trung phân khai nguồn vốn còn tồn đọng, phấn đấu đến 15/5 phải phân khai toàn bộ nguồn vốn được giao theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án chuyển tiếp gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chủ đầu tư chủ động xây dựng mốc giải ngân theo từng tháng, để có biện pháp giải ngân cho phù hợp.

Nếu địa phương, chủ đầu tư nào không hoàn thành mục tiêu đến 30/6 giải ngân đạt 50% kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh sẽ báo cáo Tỉnh ủy có biện pháp kiểm điểm đối với người đứng đầu.

Chủ tịch Văn cũng yêu cầu Tổ công tác đặc biệt giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện theo đúng quy chế làm việc, đôn đốc, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đảm bảo tỷ lệ giải ngân. Đối với các dự án khởi công mới của tỉnh, yêu cầu các chủ đầu tư tích cực triển khai thủ tục đầu tư, nhanh chóng lựa chọn được nhà thầu, giải ngân đảm bảo theo kế hoạch. Nếu dự án nào chậm tiến độ giải ngân sẽ xem xét điều chuyển nguồn vốn sang các dự án khác.