Các Tàu kéo và tàu cuốc cố gắng giải phóng MV Ever Given.

Các tàu kéo  cố gắng giải phóng MV Ever Given. Ảnh chụo từ vệ tinh/Maxar Tech / AFP / Getty Images

Mặc dù trên thế giới có nhiều tuyến đường thủy quan trọng, tuy nhiên Kênh đào Suez vẫn là một trong những kênh giao thương trọng yếu hàng đầu. Theo cơ quan quản lý kênh đào, hơn 1 tỷ tấn hàng hóa đã đi qua kênh đào này trong năm 2019, gấp khoảng 4 lần trọng tải hàng hóa đi qua kênh đào Panama.

Đặc biệt, châu Âu phụ thuộc vào kênh đào này để cung cấp năng lượng, hàng hóa, hàng tiêu dùng và linh kiện từ châu Á và Trung Đông. Vì vậy, khi con tàu chở hàng khổng lồ Ever Given mắc cạn, làm tắc nghẽn huyết mạch quan trọng của thương mại thế giới, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bắt đầu lo lắng về chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Guy Platten, Tổng thư ký của Phòng Vận chuyển Quốc tế (ICS) cho biết: “Sự gián đoạn đang ngày một nghiêm trọng hơn. Mỗi ngày, có hơn 200 tàu đang chờ đi qua kênh đào và con số này vẫn đang tăng lên. Hiện tại, các công ty vận tải biển đang đưa ra quyết định khó khăn đó là có nên đi vòng quanh châu Phi hay không”.

Thực tế này đã nhấn mạnh mức độ phụ thuộc của thương mại hiện đại đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Phần lớn, con kênh Suez đã hoạt động bình thường trong 50 năm qua hoặc hơn. Và nếu có, tầm quan trọng của nó đã tăng lên cùng với xu hướng toàn cầu hóa, củng cố mối liên kết giữa Phương Đông và phương Tây.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sự bế tắc tạm thời này đặt ra những vấn đề lớn cho chuỗi cung ứng. Việc đóng cửa tạm thời của Kênh đào Suez làm nổi bật một số vấn đề như tính dễ bị tổn thương của các tuyến đường thủy quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu và hàng nhập khẩu.

Cụ thể, từ năm 1980 đến năm 2019, thương mại toàn cầu đã tăng lên con số 19,5 nghìn tỷ USD. Đồng thời, xu hướng sản xuất đúng lúc (just-in-time) để hạn chế chi phí và tăng lợi nhuận thay vì tốn tiền tích trữ hàng hóa trong kho đã gia tăng sự phụ vào ngành vận chuyển toàn cầu.

Chính vì vậy, sự gia tăng về kích thước của các tàu chở hàng cũng đã cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, kích thước của con tàu Ever Given thực sự rất lớn, với chiều dài 1.444 feet (gần bằng chiều cao của Tòa nhà Empire State), chiều rộng 194 feet và nặng hơn 400 triệu pound.

Đại úy Stephen Gudgeon, người từng lãnh đạo các hãng tàu container quốc tế đã trực tiếp trải nghiệm những khó khăn khi lái những con tàu có kích thước lớn qua kênh Suez cho biết, ảnh hưởng của luồng gió trong kênh là một trong những nguy cơ tiềm ẩn khi đưa tàu qua kênh.

“Mặc dù các công ty vận tải biển sẽ cử thuyền trưởng tham gia các khóa học giả lập để đối phó với những điều này, tuy nhiên, xác suất tàu bị mắc kẹt vẫn rất dễ xảy ra”, ông đánh giá.

hình ảnh vệ tinh cho thấy kênh đào Suez bị chặn bởi tàu container Ever Given mắc cạn. Ảnh: ROSCOSMOS / Reuters

Hình ảnh vệ tinh cho thấy kênh đào Suez bị chặn do tàu container Ever Given mắc kẹt. Ảnh: ROSCOSMOS / Reuters

Do đó, khi sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez xảy ra, một số ngành nghề đang đứng trước nguy cơ thiếu thiết bị và nguyên liệu, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không sớm khắc phục sự cố, nguồn cung vắc xin COVID-19 từ châu Âu đến các nước sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các nhà cung cấp có thể lựa chọn các tuyến đường khác, tuy nhiên, điều này sẽ kéo theo chi phí vận chuyển và giá hàng hóa sẽ tăng mạnh. Một số tàu chở dầu đã mắc kẹt tại Suez đã đẩy giá nhiên liệu tăng vào ngày 24/3. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm không có kho lưu trữ tạm thời sẽ đứng trước nguy cơ bị tiêu hủy nếu các tàu chở hàng bị mắc kẹt tại Suez.

Tuy nhiên, sự cố kênh đào Suez đang nhấn mạnh nhu cầu về các mặt hàng quan trọng và thiết yếu cần phải được sản xuất trong nước, hoặc ít nhất là trên cùng một lục địa. Pat Gelsinger, Giám đốc điều hành của Intel gần đây đã tuyên bố gã khổng lồ công nghệ sẽ sớm thành lập thêm nhà máy ở Mỹ và châu Âu để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng vi mạch bên ngoài từ châu Á.