Giải ngân vốn 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2020. Nguồn: Bộ Tài chính

Giải ngân vốn 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ 2020. Nguồn: Bộ Tài chính

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là nhiều địa phương trong cả nước đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân khách quan, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết: Năm 2021 là năm đầu tiên của một chu trình kế hoạch, đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới, do vậy những tháng đầu năm 2021 chủ yếu là thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước. Hầu hết các dự án mới của giai đoạn 2021-2025 thì những tháng đầu năm chưa thực hiện được mà phải chờ Quốc hội phê duyệt kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Trong khi đó, theo Nghị quyết số 63/2021 của Chính phủ, Chính phủ yêu cầu, đến ngày 30/9/2021, các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao sẽ điều chuyển cho các bộ, cơ quan, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng… với mục tiêu đạt mục tiêu tỷ lệ giải ngân năm 2021 đạt trên 95%.

Trên thực tế, đầu tư công trở thành động lực và giải pháp quan trọng được Chính phủ xác định là vốn mồi có tính lan tỏa rất lớn đối với đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo ông Trần Quốc Phương, ngày 30/9/2021, Bộ KH&ĐT sẽ có báo cáo tổng thể trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh.