Cơ quan điều tra xác định hành vi của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vimdimex Nguyễn Thị Loan và các bị can đã gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 200 tỉ đồng

Cơ quan điều tra xác định hành vi của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vimdimex và các bị can đã gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 200 tỉ đồng. Ảnh khu Dự án Helianthus Center Red River

Thời gian qua, hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động đấu giá tài sản công ở nhiều nơi bị “lật tẩy” khiến dư luận xã hội bức xúc, nhiều cá nhân liên quan tới hoạt động này đã vướng vòng lao lý, ngân sách Nhà nước thất bị thất thoát những khoản khổng lồ. Vụ việc chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Vimedimex, bị khởi tố, bắt giam vừa qua để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản", xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội là một điển hình.

Cũng qua vụ việc này, chúng ta có thể thấy, còn nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản, do đó vẫn còn nhiều điểm cần phải sửa đổi, giám sát chặt chẽ.

Cụ thể, theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, kinh doanh bất động sản và nhà ở thì trong 03 trường hợp chính giao đất cho doanh ngiệp thông qua (i) – đấu giá; (ii) – Đấu thầu và (iii) quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư phương thức bán đấu giá quyền sử dụng đất là phương án minh bạch, an toàn và hiệu quả nhất đối với việc thu ngân sách nhà nước, đồng thời cùng là phương án an toàn, tối ưu hóa lợi ích, hiệu quả cho Nhà đầu tư là tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân tham gia đấu giá vì tiết kiệm được rất nhiều thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

Trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất, nhiều địa phương hiện nay tổ chức đấu giá toàn bộ khu đất để giao đất cho Nhà đầu tư là doanh nghiệp/hợp tác xã thực hiện dự án (không phải đấu giá lẻ cho cá nhân) và đa số lỗ hổng trong đấu giá sẽ xảy ra trong trường hợp này, tương tự như trường hợp Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án trên.

Dự án Dự án Helianthus Center Red River ngày 10.11 khá vắng vẻ, dù hạ tầng đã thi công cơ bản hoàn thiện

 Dự án Helianthus Center Red River chụp ngày 10/11 vẫn đang đóng kín cổng cao tường...

Với tính chất là phương án minh bạch, tối ưu hóa cho cả Nhà nước và Nhà đầu tư nhưng phương án đấu giá toàn lô/đấu giá dự án đến nay vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng trong đó, lỗ hổng chính, gây thất thoát ngân sách nhà nước chính ở các vấn đề sau:

1 – Vấn đề xác định giá khởi điểm để đấu giá:

Quay trở lại thông tin vụ việc nêu trên, nếu Cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội xác định đúng giá khởi điểm – là giá chuẩn thị trường hiện nay, thì dù có ba hay nhiều hơn doanh nghiệp cùng 1 tập đoàn, cùng nhóm tham gia đấu giá thì vấn đề thất thoát chắc chắn đã không xảy ra vì như các thông tin báo chí cung cấp các đơn vị tham gia đấu giá đã trả giá cao hơn giá tối thiểu được duyệt (giá khởi điểm 294.515.858.000 vnđ và giá trúng là 326.879.858.000 vnđ).

Do vậy, vụ việc trên cần xem xét trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định giá đất và lãnh đạo phụ trách về công tác phê duyệt giá đất của UBND thành phố Hà Nội vì rõ ràng giá đất khởi điểm để đấu giá trong vụ việc này chỉ bằng 20-30% so với giá đang giao dịch thực tế tại thị trường.

2 – Về vấn đề điều kiện tham gia đấu giá:

Do phương án đấu giá là đấu giá toàn khu với yêu cầu đối tượng tham gia đấu giá phải là doanh nghiệp/hợp tác xã đủ điều kiện làm chủ đầu tư thực hiện Dự án đã tạo ra hàng rào kỹ thuật lớn loại bỏ gần như rất nhiều doanh nghiệp/hợp tác xã và cá nhân có nhu cầu thật mua lẻ các lô đất này vì họ không có hồ sơ năng lực chứng minh làm chủ đầu tư dự án, tuy nhiên qua xem xét quy hoạch của Dự án này có thể thấy, lô đất đấu giá chủ yếu là đất xây dựng nhà ở liên kế, đất xây dựng biệt thự có thể được đấu giá lẻ, trực tiếp cho người có nhu cầu mua thì sẽ tăng thu ngân sách rất lớn, tính cạnh tranh cao; Riêng ô đất xây dựng nhà ở cao tầng thì có thể giới hạn chủ thể tham gia đấu giá là doanh nghiệp/hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản và đủ năng lực/kinh nghiệm là chủ đầu tư để đấu giá sẽ hợp lý hơn.

Để giảm thiểu thất thoát từ đấu giá quyền sử dụng đất, rất cần văn bản hướng dẫn và cụ thể hơn là phải yêu cầu cụ thể xác định trường hợp nào được đấu giá toàn bộ khu đất và trường hợp nào nên đấu giá lẻ.

hihihihihi

Trụ sở Tập đoàn Vimedimex. Ảnh:KN

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nên đấu giá lẻ, từng ô đất đối với các khu đất chỉ có mục tiêu xây dựng nhà liên kế, nhà biệt thự; chỉ đối với khu đất xây dựng nhà cao tầng đòi hỏi năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư mới thực hiện đấu giá toàn khu hoặc đấu giá với điều kiện hạn chế về năng lực, kinh nghiệm để hạn chế đối tượng tham gia đấu giá.

Về cơ bản, các địa phương hoặc đơn vị tổ chức đấu giá lẻ trực tiếp cho người có nhu cầu cuối cùng gần như ít xảy ra tình trạng thất thoát, trừ một vài nơi có nhóm đối tượng xã hội đe dọa, khống chế người mua hồ sơ và người tham gia đấu giá như vụ việc Đường Nhuệ tại Thái Bình.

3 – Về minh bạch thông tin và giám sát quá trình đấu giá.

Hiện nay, vấn đề minh bạch thông tin về đấu giá đã được các cơ quan nhà nước tuân thủ một cách cơ bản và người dân, doanh nghiệp cũng dễ ràng tiếp cận thông tin về việc đấu giá quyền sử dụng đất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa phương, nhiều nơi khi doanh nghiệp/người dân có nhu cầu mua hồ sơ tham gia đấu giá đã bị cán bộ/doanh nghiệp bán đấu giá gây khó khăn hoặc bỗng dưng bị một vài/rất nhiều cá nhân lạ nào đó gọi điện đe dọa, hoặc có hành vi đe dọa, gây thương tích để hạn chế số người mua hồ sơ, người tham giá đấu giá.

Do vậy, cũng rất cần sự giám sát, xử lý nhanh, mạnh của cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an liên quan đến việc gây khó khăn/cản trở/đe dọa người dân/doanh nghiệp khi mua hồ sơ và tham gia đấu giá để việc đấu giá được thực sự minh bạch, công khai và đảm bảo tối ưu lợi ích của nhà nước và người dân.

Ngày 10/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y dược Vimedimex, để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản", xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ngoài ra, Cơ quan Công an đã khởi tố, tạm giữ 7 bị can khác gồm: Vương Thị Thu Thủy, cán bộ Ban quảnlý dự án huyện Đông Anh; Nguyễn Thị Diệu Linh, tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá và đầu tư Hà Nội; Nguyễn Đức Phương và Nguyễn Ngọc Thắng, cùng là thẩm định viên của Công ty thẩm định giá và đầu tư Hà Nội, cùng 3 bị can khác thuộc các công ty kinh doanh bất động sản.

Theo Cơ quan Công an, ngoài các bị can nêu trên, trước đó Cơ quan điều tra còn giữ người trong trường hợp khẩn cấp với 3 nghi phạm là cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có dấu hiệu phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hà Nội còn triệu tập 10 đối tượng có liên quan, thuộc các đơn vị trên, để khai thác, đấu tranh củng cố tài liệu, làm rõ vụ án.

Theo tài liệu điều tra, khu đất gần 5 ha ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương huyện Đông Anh ban đầu được Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội xác định giá trị bán đấu giá khoảng 500 tỉ đồng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của một cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, đơn vị thẩm định giá đã hạ giá xuống chỉ còn khoảng 300 tỉ đồng.

Để hoàn thiện chứng từ thẩm định giá, các đối tượng đã lập khống 12 phiếu khảo sát để đưa vào hồ sơ. Bằng nhiều thủ đoạn, công ty thẩm định giá đã hạ giá thẩm định đất xuống còn hơn 17 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá giao dịch thực tế tại thời điểm thẩm định khoảng từ 60 - 70 triệu đồng/m2.

Sau khi Hội đồng thẩm định giá đất duyệt mức giá sàn là hơn 18 triệu đồng/m2 để tổ chức đấu giá, đã đưa 3 công ty vào tham gia đấu giá là Công ty cổ phần bất động sản Thanh Trì, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình và Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm.