Đó là một trong những cách thức khác để xác định giao dịch liên kết và chống chuyển giá theo quan điểm của Thạc sỹ Ngô Minh Kiểm - Vụ trưởng, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước.

c

 Ảnh minh hoạ.

Theo đó, cách thức này có thể áp dụng trong trường hợp, một là, người nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. 

Hai là, người nộp thuế không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng, việc gộp chung các giao dịch được tiến hành nhằm đảm bảo phù hợp bản chất, thực tiễn kinh doanh và lựa chọn được tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập phù hợp. 

Ba là, người nộp thuế không được thực hiện chức năng tự chủ đổi với toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Bốn là, không tham gia thực hiện các giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù.

Theo Thạc sỹ Ngô Minh Kiểm, phương pháp này được áp dụng trên nguyên tắc không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương pháp hạc toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận.

Trong trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu như các yếu tố về chức năng, tài sản, rủi ro kinh doanh và điều kiện kinh tế, hoặc các yếu tố về tài sản, vốn, chi phí, quyền kiểm soát, quyết định trên thực tế phục vụ cho việc thực hiện chức năng chính của người nộp thuế. Ngoài ra, cũng phải lưu ý đến yếu tố tính chất ngành nghề kinh doanh và thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc điều kiện kinh tế diễn ra giao dịch. 

Phương pháp này sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của đối tượng so sánh độc lập được chọn để xác định tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần tương ứng của người nộp thuế. Việc lựa chọn bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch, chức năng của người nộp thuế và phương pháp hạch toán kế toán của các bên. 

 

Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận bao gồm doanh thu, chi phí hoặc tài sản là số liệu kế toán của người nộp thuế không do các bên liên kết kiểm soát, quyết định giá giao dịch liên kết. 

Cụ thể, phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu, giá mua vào bằng giá bán ra trừ đi lợi nhuận gộp trên giá bán ra và chi phí khác (thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế nếu có).

Cách tính lợi nhuận gộp trên giá bán ra được xác định bằng giá bán ra nhân với tỷ suất lợi nhuận goppj trên giá bán ra của đối tượng được so sánh. 

Với phương pháp giá bán lại, thạc sỹ Ngô Minh Kiểm cho rằng, thường được áp dụng cho giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối, có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm, hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị. 

Liên quan đến việc mua sản phẩm từ các bên có quan hệ liên kết và bán lại cho các bên độc lập. Phương pháp phù hợp nhất là giao dịch cuối cùng đối với một nhà phân phối độc lập.

Phương pháp giá bán lại thường không phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực logistics, bởi thông tin phân tích chi tiết lợi nhuận gộp của một dịch vụ cụ thể thường là các thông tin nội bộ và mang tính bí mật nên hiếm khi được công bố. Do không thu thập được các dữ liệu có thể so sánh, phương pháp giá bán lại không tạo ra kết quả phân tích so sánh đáng tin cậy cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực logistics.