Tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời

Diendandoanhnghiep.vn Với việc cắt giảm công suất năng lượng tái tạo, tăng điện than Dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đánh giá là "quy hoạch thụt lùi".

Sở dĩ nói như vậy là vì Dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương tăng thêm khoảng 3.000 MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030. Bộ Công thương cho rằng, việc bản Quy hoạch “ưu ái” cho các nguồn điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện) nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống lưới điện.

Nếu chỉ vậy thì dự thảo Quy hoạch Điện VIII sẽ khiến năng lượng sạch “chết yểu” khi đánh mất cơ hội bắt nhịp và hòa nhập, tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng xanh của quốc gia. 

Khói bụi ngút trời ở Nhà máy Nhiệt Điện Cẩm Phả

Khói bụi ngút trời ở Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả.

Mức giá than đá trong 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay tăng lên 159,7 USD/tấn, cao gấp hơn 100 lần so với tốc độ dự báo trong dự thảo Quy hoạch điện VIII. Lãnh đạo Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) nhấn mạnh "giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng giá FIT. Khi sản lượng điện than chiếm gần 50% tổng sản lượng hệ thống điện, với xu thế biến động tăng giá như thế này sẽ tạo nên áp lực rất lớn đối với ngành điện và làm tăng giá điện khiến người dân phải oằn nặng chi phí. Sự biến động của giá than trên thị trường thế giới do nguồn cung ngày càng cạn kiệt cảnh báo rủi ro rất lớn về hệ lụy kinh tế nếu tiếp tục phát triển điện than”.

Trước đây, Việt Nam là 1 trong số ít các quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới. Nhưng hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang gần như cạn kiệt bởi tận khai thác bừa bãi mà tài nguyên ấy lại không thể tái tạo. Từ một quốc gia có thương hiệu về xuất khẩu than thì nhiều năm qua nước ta phải bỏ tiền nhập than từ Trung Quốc cho nhiệt điện.

Đại diện Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) nhận xét rằng nhiều khả năng các vấn đề về tiến độ dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh sẽ khó có thể giải quyết kể cả khi được chuyển tiếp sang Quy hoạch điện VIII. Đặc biệt trong bối cảnh châu Á cũng đang chuyển dịch sang hướng giảm phát thải, cũng như việc cộng đồng tài chính quốc tế đang quyết tâm rút lui khỏi các dự án năng lượng hóa thạch, bởi chất thải của nhiệt điện sẽ rất nguy hại đến môi trường.

Theo báo cáo của Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội ngày 1/11/2019, nồng độ thủy ngân trong than Quảng Ninh khá lớn, ước tính 0,446 mg/kg. Nếu năm 2030 đốt khoảng 129 triệu tấn than/năm (riêng than nội khoảng 45 triệu tấn/năm) thì ước tính lượng thủy ngân xả ra từ than nội là khoảng 7 tấn/năm. Đó là chưa kể khoảng 85 triệu tấn than nhập hàng năm.

Khi nhiệt điện than càng phát triển, công suất càng cao thì vấn đề xử lý tro xỉ để không ảnh hưởng đến môi trường lại càng trở nên bức thiết. (Ảnh minh họa)

Khi nhiệt điện than càng phát triển, công suất càng cao vấn đề xử lý tro xỉ để không ảnh hưởng đến môi trường càng trở nên bức thiết.

Báo cáo Gánh nặng bệnh tật từ phát thải của nhà máy điện than ở Đông Nam Á của các nhà khoa học Đại học Harvard chỉ ra rằng, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam vào năm 2030 khoảng 76.000 MW vẫn tương đương công suất trong Quy hoạch điện 7. Thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe do tăng cường phát triển điện than ở Việt Nam đến năm 2030 là rất lớn.

Kết quả đưa ra mức phát thải chất ô nhiễm không khí năm 2030 như sau: 630.000 tấn SO2, 690.000 tấn NOx và 70.000 tấn PM2.5. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong sớm do ô nhiễm điện than Việt Nam là 19.220 ca. Việt Nam cũng là nước đóng góp ô nhiễm xuyên biên giới lớn nhất trong khu vực.

Vẻ đẹp của sự thân thiện từ Nhà máy năng lượng sạch cần phải được nuôi dưỡng.

Vẻ đẹp của sự thân thiện từ Nhà máy năng lượng sạch cần phải được nuôi dưỡng.

PGS-TS Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý, cho biết; “Bộ Công Thương cần khuyến khích các doanh nghiệp điện sạch tập trung nghiên cứu cả về công nghệ và cơ chế để phát triển các dự án điện mặt trời để tiếp tục nâng cao hiệu quả. Trong đó, ban hành chính sách tốt để các doanh nghiệp năng lượng sạch đầu tư thiết bị lưu trữ điện năng, chủ động nhu cầu điện cần thiết. Các dự án này sẽ tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo vừa làm giảm áp lực đầu tư lên hệ thống điện.

“Tăng than - giảm gió - khó điện mặt trời” từ dự thảo Quy hoạch điện VIII đã  khiến các nhà đầu tư năng lượng sạch trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Họ còn cho rằng việc tăng điện than trong quy hoạch có thể làm cho kịch bản mục tiêu theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Nghị quyết 55- NQ/TW bị phá sản, đó là điều không ai muốn!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714311830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714311830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10