TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem): Phát triển tiêu thụ nội địa dẫn dắt thị trường

Tuyết Mai 11/01/2019 15:57

Năm 2019, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp gắn liền với tái đầu tư vào ngành cốt lõi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cổ phần hóa theo đúng lộ trình.

Cùng đó, Vicem định hướng phát triển thị trường bền vững, nâng cao thương hiệu mạnh, năng lực quản trị, tài chính, tài nguyên, từng bước thực hiện chiến lược tiếp cận với xu hướng quốc tế.

p/TGĐ Vicem Bùi Hồng Minh ký kết với TGĐ các Cty thành viên, quyết tâm theo phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo thông điệp “Đồng thuận trong đặt mục tiêu; trách nhiệm, kỷ cương, quyết liệt trong hành động”

TGĐ Vicem Bùi Hồng Minh ký kết với TGĐ các Cty thành viên, quyết tâm theo phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo thông điệp “Đồng thuận trong đặt mục tiêu; trách nhiệm, kỷ cương, quyết liệt trong hành động”

Chính sách điều hành linh hoạt.

Theo Tổng giám đốc Vicem Bùi Hồng Minh cho rằng: Môi trường kinh doanh năm 2019 sẽ có nhiều thách như: Tác động tới chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, theo đó mất giá đồng tiền ở một số quốc gia. Đặc biệt, nguồn cung than trong nước sẽ có lúc gặp khó khăn trong khai thác. Cho nên, không đáp ứng đủ cho sản xuất phải nhập khẩu, bắt đầu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Dự báo chi phí năng lượng (than, dầu…) đầu vào cho sản xuất xi măng tiếp tục có xu hướng tăng sẽ tác động đến giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường xi măng trong nước cạnh tranh rất khốc liệt, Vicem phải xây dựng các chương trình, giải pháp để tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu. Thực hiện sử dụng chất thải của các ngành công nghiệp khác để thay thế một phần năng lượng đốt và sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế đảm bảo tiêu chuẩn 7-10% đối với xỉ nhiệt điện và 3-5% tro bay trong hoạt động sản xuất xi măng để hạ giá thành sản phẩm.

Theo kế hoạch năm 2019, Vicem đặt mục tiêu tổng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ là 31 triệu tấn xi măng, tăng 6% so với năm 2018; doanh thu thuần đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt trên 3.200 tỷ đồng.

Để hoàn thành nhiệm vụ, Vicem đưa ra thông điệp “Đồng thuận trong đặt mục tiêu; trách nhiệm, kỷ cương, quyết liệt trong hành động”. TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam phải đưa ra các giải pháp để kiểm soát dòng tiền, công nợ trong nội bộ Vicem để có chính sách điều hành linh hoạt nhằm hỗ trợ các đơn vị thành viên, đảm bảo hiệu quả chung của Vicem. Tăng vốn điều lệ cho xi măng Sông Thao và hạ Long.

Đồng thời, Vicem sẽ tập trung rà soát lại các nhà máy khó khăn để tái cấu trúc. Những đơn vị thành viên không nằm trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất xi măng thì sẽ kiến nghị thoái toàn bộ vốn đầu tư tại các công ty sản xuất bao bì, dịch vụ thương mại, sáp nhập. Hoàn thiện mô hình tổ chức, tái cơ cấu năng lực lao động để đạt được mục tiêu năng suất lao động từ 7% - 10%.

Cảnh báo xuất khẩu clinker bị ép giá.

Đê giữ vai trò trụ cột của ngành xi măng Việt Nam phát triển bền vững, Chính phủ còn giao cho Vicem phải nghiên cứu, tham mưu, đề xuất về chiến lược phát triển tổng thể ngành xi măng Việt Nam.

Đánh giá về thị trường xi măng tới đây, ông Bùi Hồng Minh – TGĐ Vicem phân tích rằng: Dù xuất khẩu clinker rất có thuận lợi nhưng về mặt chuyên môn là xuất nguyên liệu thô. Hiện thị trường xuất khẩu clinke đang tăng mạnh do Trung Quốc đóng cửa một số nhà máy clinker do ô nhiễm môi trường, sẽ có 2 kịch bản sảy ra: Một là: nhu cầu clinker tăng mạnh khiến xuất khẩu tăng theo không theo nguyên tắc thị trường thiếu thông tin chính thống, ảnh hưởng đến công tác dự báo nhu cầu của thị trường. Hai là: phải theo sát diễn biến của thị trường xi măng Trung Quốc và thế giới để có kế hoạch xuất khẩu hợp lý, điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để tránh bị ép giá. Cho nên, đối với Vicem trong kế hoạch xuất khẩu thì cơ cấu xi măng chiếm tới 70%, còn lại 30% là clinker.

Trong chiến lược phát triển của mình, Vicem đang nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. tối ưu hóa các dây chuyền hiện đại, cải tạo cải thiện các nút thắt trong công nghệ để nâng cao hiệu suất, nâng cao tiết kiệm chi phí tăng năng suất lao động. Dựa trên 3 trụ cột là phát huy tối đa nội lực, bảo vệ môi trường, cam kết xã hội.

Để khẳng định phát triển bền vững, Vicem xác định nền tảng sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trong nước, nhằm bình ổn giá. Tiếp tục đầu tư năng lực sản xuất theo mô hình đầu tư chiều sâu để tối ưu hóa tăng năng lực sản xuất. Cùng với việc đầu tư mở rộng và mua bán sáp nhập các nhà máy sản xuất xi măng thương hiệu yếu, không có thị trường năng lực tài chính và quản trị yếu… phù hợp với đề án tái cơ cấu Vicem.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem): Phát triển tiêu thụ nội địa dẫn dắt thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO